Vị trí kế toán không bằng cấp có được chấp nhận làm việc ?
Ngành nghề kế toán là một trong những ngành hot được đông đảo các bạn trẻ có năng khiếu về làm việc với các số liệu hoặc đam mê làm việc với chúng, lựa chọn làm nghề nghiệp tương lai của mình. Một câu hỏi được nhiều bạn trẻ thắc mắc khi có nguyện vọng đảm nhận vị trí kế toán nhưng lại không có bất kỳ chứng chỉ, bằng cấp liên quan đến công việc thì có được bổ nhiệm làm việc hợp pháp dưới quy định pháp luật Việt Nam hay không. Vậy hôm nay hãy để công ty tư vấn dịch vụ kế toán uy tín Quang Minh nói rõ hơn về các thông tin liên quan đến vị trí kế toán nói chung cũng như các bằng cấp để hành nghề nói riêng.
1. Tiêu chuẩn hành nghề kế toán trưởng
Căn cứ trên Nghị định 174/2016/NĐ-CP theo Chính phủ và Luật kế toán số 88/2015/QH13 thì người đảm nhiệm vị trí kế toán trưởng cần phải đạt được các tiêu chuẩn và điều kiện trong nghề được liệt kê như sau :
- Đáp ứng các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có tính trung thực và liêm khiết, cũng như biết chấp hành đúng quy định pháp luật
- Có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về kế toán
- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán đạt được trình độ trung cấp trở lên
- Có chứng chỉ bồi dưỡng về vị trí kế toán trưởng
- Có thời gian công tác làm việc trong môi trường thực tế về kế toán ít nhất là 2 năm, đối với những người có trình độ đại học trở lên
- Có thời gian công tác làm việc trong môi trường thực tế về kế toán ít nhất là 3 năm, đối với người có trình độ trung cấp, cao đảng
2. Tiêu chuẩn hành nghề kế toán viên
Đối với các nhân viên kế toán thì cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn cụ thể khác với người kế toán trưởng như sau :
- Có phẩm chất về đạo đức và nghề nghiệp, cũng như đề cao tính trung thực và liêm khiết, chấp hành đúng nội quy pháp luật
- Có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành kế toán, tài chính, kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác đúng theo quy định Bộ Tài Chính
- Đạt kết quả tốt về chứng chỉ kế toán viên
Điều kiện để dự thi lấy chứng chỉ kế toán viên theo quy định phải đạt được các tiêu chuẩn cụ thể :
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành có liên quan đến kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng; hoặc có thể là ở ngành khác nhưng phải đáp ứng các tiết môn học về kiểm toán, tài chính, kế toán, phân tích hoạt động tài chính và thuế từ 7% trở lên trên tổng số tiết môn học; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành khóa học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp đúng theo quy định pháp luật VIệt Nam.
- Có thời gian đi công tác thực tế tối thiểu là 36 tháng được tính trong khoảng từ khi thời gian tốt nghiệp đến khi đăng kí thi cấp chứng chỉ.
- Nộp đầy đủ các giấy tờ hồ sơ dự thi, cũng như phí dự thi theo quy định
- Không thuộc trong nhóm người không được làm kế toán theo điều 52 của Luật kế toán
Qua các tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề của kế toán trưởng và kế toán viên thì những người phụ trách vị trí kế toán trong công ty cần phải đáp ứng các chứng chỉ, bằng cấp nghiệp vụ về kế toán, kiểm toán, tài chính cần thiết cho vị trí đảm nhận.
Bằng cấp và chứng chỉ là cơ sở minh bạch, rõ ràng cho người đảm nhận kế toán chứng minh mình có đủ kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ trong lĩnh vực này. Ngoài ra người phụ trách kế toán cũng làm việc hợp pháp theo quy định pháp luật vì cung cấp đủ các bằng cấp, đủ điều kiện phục vụ trong lĩnh vực tài chính cho công ty hay doanh nghiệp.
3. Các chứng chỉ cần có trong sự nghiệp làm kế toán
Các loại chứng chỉ, bằng cấp kế toán là minh chứng cụ thể cho trình độ và kiến thức liên quan, cũng như các nỗ lực và khả năng làm việc của bạn phù hợp với từng vị trí kế toán trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.
Chứng chỉ CPA Việt Nam
Chứng chỉ CPA là cụm viết từ viết ngắn gọn của Certified Public Accountants, đây được xem là chứng chỉ hành nghề của một kế toán viên. Chứng chỉ này là thước đo cho trình độ chuyên môn, năng lực của một người kế tón trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính, ngân hàng, đảm nhân vị trí làm kế toán dịch vụ phụ trách các khoản về thu chi, đóng thuế cho doanh nghiệp và công ty. Có được chứng chỉ CPA sẽ cho bạn cơ hội được làm việc với các công ty trong nước, cũng như các công ty đối tác nước ngoài.
Chứng chỉ ACCA
Là chứng chỉ được cấp bởi hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc, với tên viết tắt là The association of Chartered Certified Accountants. Đây là một tổ chức nghề nghiệp kế toán rộng lớn và có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Các ứng viên kế toán có nhu cầu phát triển chuyên môn về các ngiệp vụ tài chính kế toán có thể học và lấy chứng chỉ này, để có được vị trí kế toán phù hợp với năng lực và nhiều chính sách đãi ngộ nhân viên tốt.
Chứng chỉ CPA Úc
Là chứng chỉ được cấp phép dưới quyền các hội nghề nghiệp quốc tế nhưng ở Úc. Chứng chỉ này cho bạn có nhiều cơ hội ứng tuyển vào các vị trí kiểm toán, kế toán ở nhiều quốc gia như Hoa Kì, Úc, Anh,..., cũng như dễ dàng ứng tuyển vào các công ty nước ngoài có chi nhánh trực thuộc ở Việt Nam.
Chứng chỉ CFA
CFA là viết tắt của cụm từ Chartered Financial Analyst là một chương trình học chuyên môn cho các nhà phân tích trong lĩnh vực như đầu tư, chứng khoán, ngân hàng. Các ứng viên có chứng chỉ này thường có trình độ chuyên môn sâu nên sẽ được các nhà ứng tuyển đánh giá cao và sắp xếp vị trí làm việc về tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, cũng như tham mưu đề xuất các giải pháp tài chính cho nhà lãnh đạo phát triển công ty.
Chứng chỉ CMA
Chứng chỉ với tên cụ thể là Certificated Management Accountant, là một chương trình học kế toán của Hoa Kỳ. Điểm đặc biệt của chứng chỉ này là khi học bạn sẽ được cung cấp những kĩ năng thiết yếu để một ứng viên có thể giành được vị trí giám đốc tài chính (CFO) chuyên nghiệp, làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đây mà một số chứng chỉ kế toán mà Dịch vụ khai báo thuế Quang Minh muốn giới thiệu tới bạn nhằm giúp bạn có được các bằng cấp, chứng chỉ về lĩnh vực kế toán phù hợp với pháp luật Việt Nam. Mong qua bài viết trên bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về ngành kế toán cũng như có được câu trả lời cho câu hỏi muốn làm kế toán có cần cung cấp chứng chỉ bằng cấp để hành nghề hay không.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...