Ưu nhược điểm của dịch vụ kế toán trọn gói và kế toán tại đơn vị
Sau khi thành lập công ty, thì vấn đề về kế toán và khai báo thuế thường sẽ khiến các chủ doanh nghiệp băn khoăn khá nhiều. Thường thì họ sẽ phân vân giữa hai loại hình kế toán: dịch vụ kế toán trọn gói hoặc kế toán tại đơn vị, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý khách hàng cái nhìn tổng quan về hai loại hình kế toán này.
Dịch vụ kế toán trọn gói
Ưu điểm
- Luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp dịch vụ kế toán trọn gói trên mỗi bước đường kinh doanh.
- Chi phí dịch vụ luôn thấp hơn thuê kế toán viên đủ trình độ.
- Có đội ngũ kế toán chuyên nghiệp, với nhiều năm kinh nghiệm, luôn cập nhật kịp thời về luật và chế độ kế toán hiện hành mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp.
- Dễ dàng làm việc với cơ quan thuế, mối quan hệ rộng.
- Năng lực và trình độ chuyên môn cao
- Thông thường, khi sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói, công ty cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp luôn cho quý khách hàng dịch vụ khai báo thuế
Nhược điểm
- Không thường xuyên có mặt tại đơn vị.
- Không thể làm nhiều việc khác bên việc chính liên quan đến lĩnh vực kế toán thuế.
- Loại hình: Doanh nghiệp nhỏ
Kế toán tại đơn vị
Ưu điểm:
- Thường xuyên có mặt tại đơn vị.
- Theo dõi sát xao tình hình công việc và tình hình hoạt động của công ty.
- Có thể làm thêm những công việc khác ngoài công việc chính.
Nhược điểm:
- Có thể nghỉ bất cứ lúc nào khiến bạn lo lắng.
- Có không ít kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác kế toán, đôi lúc không cập nhật kịp thời luật pháp hiện hành về chế độ kế toán.
- Chi phí lương để thuê một nhân viên kế toán thường rất cao
- Loại hình: Doanh nghiệp có quy mô lớn
Trên đây là những thông tin cơ bản của hai loại hình, sau khi hoàn tất thủ tục dịch vụ thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn loại hình cho phù hợp. Hoặc nếu có bất cứ khó khăn nào trong việc thành lập công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ thành lập công ty hoặc tư vấn thành lập công ty được cung cấp bởi các công ty tư vấn uy tín.
Những vấn đề cần biết khi làm kế toán cho doanh nghiệp
Sổ kế toán là gì? Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Sổ kế toán phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai. Sổ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm ghi sổ;
- Số hiệu và ngày, tháng, năm của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
- Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các tài khoản kế toán;
- Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ
Các thủ tục thuế cho công ty mới thành lập
Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng mua chữ kí số
Khi nhận được giấy phép kinh doanh, tức là có mã số thuế, các bạn đi đăng kí ngay một tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số (token)
Bước 2: Kê khai nộp thuế môn bài
Sau khi có tài khoản ngân hàng và chữ kí số. Khách hàng đi kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài (hạn chậm nhất là cuối tháng từ lúc bắt đầu kinh doanh nộp chậm sẽ bị phạt chậm nộp). Nộp trực tiếp hoặc nộp qua kho bạc nhà nước hay các cơ sở giao dịch ngân hàng khác trên toàn quốc. Sử dụng dịch vụ khai báo thuế tại Quang Minh nếu quý khách hàng chưa có kinh nghiệp nộp thuế Nhà nước.
Bước 3: Lựa chọn phương pháp kê khai thuế GTGT + TNDN + Hóa đơn
Có hai phương pháp kê khai thuế: khấu trừ hoặc trực tiếp. Có hai kì trực tiếp hoặc khấu trừ ( Dn mới thành lập kê khai theo quý). Bạn lựa chọn DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì dùng hóa đơn GTGT. Nếu DN chọn kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì dùng hóa đơn bán hàng
Bước 4: Lựa chọn hình thức kế toán + khấu hao TSCĐ
Bạn phải xác định quy mô doanh nghiệp để lựa chọn hình thức kế toán. Doanh nghiệp nhỏ theo thông tư 133, doanh nghiệp lớn theo thông tư 200.
11 sai sót của kế toán thường gặp liên quan đến hàng tồn kho
- Báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn không khớp với sổ cái
- HTK bị âm, NXT có giá trị mà ko có số lượng
- Xuất hàng, nhập hàng bị nhầm mã hàng với nhau, dẫn tới kết quả kiểm kê cũng bị sai lệch
- Mở một mã hàng cho nhiều loại hàng hóa nghe tên thì giống nhau nhưng thực tế khác chủng loại nhau (thể hiện là giá khác nhau nhiều), điều này dẫn tới chi phí xuất kho chưa thực sự chuẩn
- Trích lập dự phòng chưa có đủ hồ sơ theo quy định
- Áp dụng chưa nhất quán phương pháp tính giá xuất kho, ví dụ: PP đã chọn là bình quân nhưng kế toán đôi lúc lại tick vào đích danh trong phiếu xuất.
- Xác định dự phòng hàng tồn kho cho từng sản phẩm đơn lẻ chữ không phải là theo từng loại sản phẩm. (Theo TT 200 phải là xác định cho từng loại chứ ko phải từng sản phẩm. VD: Nếu loại hàng A có 10 sản phẩm, trong đó có 1 sản phẩm có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc, nhưng mà giá trị thuần của 10 sản phẩm A vẫn lớn hơn giá gốc thì không phải trích lập dự phòng. Nếu các bạn trích lập cho 1 sản phẩm A đó có thể có rủi ro về thuế. Vấn đề này đã thể hiện trong công thức tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo TT 48 năm 2019 về trích lập dự phòng rồi và nó cũng được một số chuyên gia đầu ngành về kế toán đã xác nhận qua giảng dạy và tập huấn (mình không tiện nêu tên) còn nếu các bạn chưa cảm thấy an tâm về vấn đề này thì có thể làm công văn hỏi thuế là an toàn nhất)
- Tính giá thành chưa đúng. Cái này thì rộng lớn bao la lắm. Nhưng nguyên tắc tính giá thành cơ bản là: Xác định NVL trực tiếp cho từng loại thành phẩm, đơn hàng…những cái nào ko theo dõi riêng được thì phân bổ theo tỷ lệ phù hợp. Trong trường hợp xuất chung, không theo dõi riêng được, các bạn có thể áp dụng theo phương pháp hệ sổ cho từng loại mặt hàng. Nguyên tắc: Số liệu bảng tính giá thành phải khớp với Sổ cái và NXT: Về giá trị chi phí, về sản lượng nhập kho trong kỳ tính giá thành ……
- Hàng hóa biếu tặng, khuyến mại không chịu xuất hóa đơn (Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.)
- Bạn không loại trừ chi phí tính thuế đối với hàng hóa tổn thất mà ko phải do các nguyên nhân sau “Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường” và “với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạ
- Hạch toán chi phí sản xuất chung cố định (ví dụ khấu hao) tương ứng với phần thành phẩm sản xuất thấp hơn mức công suất bình thường vào giá thành —> theo quy định là phải vào giá vốn.