THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp mới nhất quy định và phân chia ra các loại hình doanh nghiệp phổ biến sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh.

Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

Tùy theo tính chất từng loại hình doanh nghiệp mà chúng có các ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Muốn thành lập công ty phù hợp với điều kiện, đặc điểm của bản thân, gãy cùng Quang Minh điểm qua những đặc điểm quan trọng của các loại hình này qua bài viết sau đây.
 
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
Công ty TNHH Một thành viên
 
Ưu điểm
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề trong kinh doanh mà không cần họp bàn nhiều mất thời gian trong khi cơ hội không chờ đợi doanh nghiệp.
Nhược điểm
  •  Công ty TNHH Một Thành Viên không được giảm vốn điều lệ, do vậy khi chủ sở hữu ban đầu bỏ số vốn đầu tư lớn vào công ty, nhưng sau một khoảng thời gian vì những lý do khác nhau mà muốn giảm vốn điều lệ xuống sẽ không thể giảm vốn điều lệ được.
 
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
 
Ưu điểm
  • Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm
  • Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
Công ty Cổ phần:
 
Ưu điểm
  • Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
  • Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
  • Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
  • Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
  • Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm
  • Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
  • Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Doanh nghiệp tư nhân
 
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
 Ưu điểm
  • Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
Nhược điểm
  • Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân cao.
  • Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư.

Xem thêm : Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Bình Phước

Công ty Hợp danh

Ưu điểm
  • Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
  • Việc điều hành quản lý công ty hợp danh không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

Nhược điểm

  • Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
  • Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp hiện hành nhưng trên thực tế loại hình công ty này chưa phổ biến.

Kinh nghiệm thành lập công ty thành công

Sau khi tìm hiểu xong các lý do tại sao phải thành lập công ty và bạn muốn biết làm sao để mở công ty thành công, thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích sau:
 
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
1. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin để thành lập công ty
Bước đầu tiên để thành lập một công ty đó chính là chuẩn bị thông tin công ty, bao gồm:
Chuẩn bị tên và địa chỉ công ty: Đây là điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi muốn mở công ty.
  • Tên công ty không được giống với công ty khác, trong tên không chứa từ ngữ thiếu văn hóa. Phải sử dụng chữ cái thuộc bảng chữ cái Việt Nam hoặc bảng chưc cái tiếng anh. 
  • Địa chỉ công ty cần chính xác, bạn có thể tận dụng nhà riêng để làm địa chỉ công ty. Tuy nhiên, không được đặt công ty ở khu chung cư, tập thể. 
2. Chuẩn bị ngành nghề và loại hình doanh nghiệp:
  • Bạn cần chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực mình định kinh doanh. 
  • Hơn nữa, hãy dựa vào đặc điểm của công ty mình, ngành nghề, điều kiện, hình thức góp vốn… rồi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất.
3. Chuẩn bị người đại diện pháp luật:
  • Bạn cần chọn người đại diện pháp luật cho công ty, bạn cũng có thể tự làm người đại diện cho công ty. Tuy nhiên, hãy lưu ý đáp ứng những quy định về người đại diện. Chuẩn bị vốn khi thành lập công ty: Đây là vấn đề quan trọng nhất khi mở công ty. Bởi vì chỉ khi có đủ vốn, bạn mới có thể tiến hành thành lập công ty kinh doanh.
  • Thông thường, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, hay quy định về ngành nghề kinh doanh mà bạn cần chuẩn bị mức vôn khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?.
  • Bên cạnh đó, bạn sẽ cần kê khai vốn điều lệ, đăng ký vốn pháp định, vốn ký quỹ theo yêu cầu của ngành nghề kinh doanh.
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
4. Kinh nghiệm soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
Thủ tục quan trọng nhất để mở doanh nghiệp đó chính là làm hồ sơ đăng ký  thành lập công ty. Hồ sơ chi tiết như sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty.
  • Điều lệ công ty
  • Thành viên hay cổ đông công ty có danh sách đi kèm
  • CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập…
Hồ sơ thành lập công ty nộp lên cho Phòng ĐKKD thuộc Sở KH & ĐT. Bạn cần chờ 3 – 6 ngày để được cấp giấy phép.
 
5. Kinh nghiệm hoàn thành thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi thành lập công ty thành công, bạn sẽ cần tiếp tục hoàn thiện những thủ tục sau để đảm bảo giúp công ty của mình thuận lợi hoạt động kinh doanh như:

Công bố thông tin công ty và khắc con dấu doanh nghiệp:
  • Sau khi nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp từ Sở KH & ĐT, trong vòng 30 ngày, bạn cần tiến hành công bố nội dung đăng ký của công ty mình lên cổng thông tin điện tử quốc gia nếu không sẽ bị xử phạt từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ.
  • Tiếp theo cần tiến hành khắc con dấu. Bạn nên nhanh chóng thực hiện khắc con dấu doanh nghiệp sau khi được cấp mã số thuế và tiến hành công bố mẫu dấu tròn của công ty mình lên cổng thông tin quốc gia cùng với thông tin đăng ký của doanh nghiệp.
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
 
Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn
  • Việc tiếp theo doanh nghiệp cần làm đó chính là treo bảng hiệu công ty và thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn gtgt để sử dụng.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng và chữ ký số:
  • Để có thể tiến hành giao dịch của công ty, doanh nghiệp sẽ cần tiến hành làm tài khoản ngân hành cho công ty mình. Bạn chỉ cần mang theo chứng minh thư nhân dân, con dấu công ty và giấy phép thành lập công ty đến ngân hàng để mở tài khoản này.
  • Ngoài ra, bạn nên đăng ký mua chữ ký số và kích hoạt tính năng đóng thuế trực tuyến cho tài khoản ngân hàng sẽ giao dịch để thực hiện đóng thuế online.
  • Tiến hành góp vốn:
  • Đây là một trong những điều qua trọng doanh nghiệp cần hết sức lưu ý sau khi thành lập. Bởi thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày. Nếu không góp đủ và đúng thời hạn quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định.

Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp

  • Tiến hành thuê kế toán hoặc sử dụng dịch vụ kế toán:
  • Nếu sau khi bạn mở công ty hoàn tất nhưng không thuê được kế toán viên riêng cho công ty của mình thì có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của công ty Quang Minh.
  • Đóng thuế:
  • Thành lập công ty kinh doanh sẽ phải đóng các loại thuế như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.

Công ty Quang Minh chuyên hoạt động tư vấn Thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ. Nếu bạn chưa tìm được loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình vui lòng liên hệ qua hotline 0932068886 để được tư vấn chi tiết. Công ty xin cam kết sẽ tư vấn nhiệt tình làm hài lòng khách hàng nhất có thể. Quang Minh là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư trong quá trình thành lập tương lai của mình.

  • Currently 4.68/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.75 sao của 776 đánh giá
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886