Tư vấn cách thành lập công ty gia đình
Nhu cầu Thành lập doanh nghiệp ngày càng tăng mạnh trong giai đoạn “bình thường mới” khi nền kinh tế đất nước đang dần hồi phục. Đặc biệt tăng mạnh trong mô hình công ty hộ gia đình, một trong những loại hình công ty phổ biến tại Việt Nam. Vậy hồ sơ, quy trình thành lập công ty gia đình sẽ như thế nào, bạn đã biết chưa? Hãy cùng tư vấn Quang Minh đi tìm hiểu kỹ các thông tin xoay quanh chủ đề này nhé!
Khái niệm mô hình công ty gia đình
Mô hình công ty gia đình được hiểu là công ty được thành lập và hoạt dộng kinh doanh theo pháp luật VIệt Nam, điểm khác biệt ở đây là các thành viên trogn công ty là những cá nhân cùng thuộc một gia đình và họ nắm giữ, sở hữu vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty. Ngoài ra các quyền quản lý, hoạt động kinh doanh của công ty đều chịu sự điều hành của các thành viên.
Hiện tại trên thị trường, một số công ty có các thành viên gia đình sở hữu 100% cổ phần, nhưng cũng có một số trường hợp nắm giữ cổ phần theo sự chi phối của pháp luật quy định.
Mô hình công ty gia đình có môt số đặc điểm chính để nhận dạng, cụ thể :

- Thành viên công ty : người nắm giữ các chức danh quản lý và điều hành công ty được gọi là chủ sở hữu, ngoài ra các nhân sự trong công ty đa số là các thành viên trong gia đình (có quan hệ huyết thống, họ hàng, thân thiết, nuôi dưỡng,..)
- Tỷ lệ góp vốn : khi thành lập công ty cần xác định được vốn điều lệ của công ty, thì đối với mô hình công ty gia đình, các thành viên trong gia đình nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần của công ty.
- Thời gian tồn tại : do bản chất nội bộ hoạt động thuộc quyền quản lý của các thành viên trong gia đình, nên sự tiếp nối kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác giúp cho công ty luôn duy trì hoạt động, do vậy sự tồn tại của công ty cũng lâu hơn so với các mô hình công ty khác.
Công ty gia đình hoạt động kinh doanh dưới các loại hình tiêu biểu
Căn cứ vào Luật doanh nghiệp Việt Nam, một số loại hình doanh nghiệp sau đây sẽ phù hợp nếu bạn có dự tính đăng ký kinh doanh cho công ty gia đình.

Hộ kinh doanh
- Do một cá nhân Việt Nam, một nhóm người, hay một hộ gia đình làm chủ sở hữu;
- Được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, với nhân lực lao động không quá 10 người;
- Quy mô nhỏ nên quy trình hoạt động đơn giản, dễ quản lý, chế độ thuế phí cũng không quá phức tạp;
- Phù hợp với các gia đình muốn thành lập để sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ;
- Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh;
Đặc biệt lưu ý : hộ kinh doanh không được xem là một loại hình doanh nghiệp.
Công ty hợp danh
- Đáp ứng được tiêu chí có ít nhất 2 thành viên cùng làm chủ sở hữu của công ty;
- Các thành viên trong công ty hợp danh chịu sự kiểm soát lẫn nhau, ngoài ra thành viên không được chuyển hay nhượng quyền toàn bộ vốn góp của mình cho người khác nếu không được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại;
- Mô hình này phù hợp với các thành viên trong gia đình muốn hợp tác làm ăn sinh lợi nhuận dưới hình thức thành lập công ty kinh doanh.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Đáp ứng được tiêu chí có ít nhất 2 thành viên và không được vượt quá 50 thành viên, các thành viên có mối quan hệ thân thiết với nhau;
- Đối với mô hình này, các thành viên sẽ chịu quyền quản lý, nghĩa vụ, tài sản dựa trên phạm vi vốn điều lệ đã góp vào công ty. Chú ý không cần dùng tài sản cá nhân để thực hiện nghĩa vụ của công ty;
- Mô hình này cho phép các thành viên được huy động vốn và phát hành trái phiếu.

- Mô hình công ty TNHH 2 thanh viên trở lên phù hợp với các công ty gia đình có nhu cầu hoạt động trong quy mô vừa và lớn;
- Do mô hình này cho phép huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài, chính vì thế công ty gia đình dưới dạng công ty TNHH 2 thành viên trở lên về các thành viên trong công ty nắm giữ phần lớn số vốn điều lệ, cổ phần, vị trí lãnh đạo và quản lý trong công ty.
Lợi ích và hạn chế của mô hình công ty gia đình
Lợi ích
- Mô hình công ty gia đình giúp cho người sở hữu và các thành viên trong công ty thuộc gia đình được quyền quản trị công ty do tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cao nên hạn chế được việc người ngoài tham gia quản lý và điều hành công ty;
- Tổ chức, hoạt động, chiến lược kinh doanh dễ dàng thực hiện, linh động do mối quan hệ của các thành viên trong công ty khá thân thiết và việc hoạt động có thể dựa trên điều lệ công ty, truyền thống gia đình,...

- Sự tin tưởng là điều cốt lõi góp phần giúp công ty thành công, so với các loại hình công ty khác thì mô hình này sự tin tưởng giữa các thành viên trong gia đình sẽ tuyệt đối chặt chẽ, điều này sẽ giúp tạo niềm tin cho các đối tác hợp tác làm ăn chung.
Hạn chế
- Do bản chất quản trị kinh doanh trong công ty thuộc phạm vi gia đình, nên trong một số trường hợp công ty không đủ ngân sách hoạt động kinh doanh và cần huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài để hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh trong tương lai, thì việc huy động vốn có thể sẽ rất khó khăn;
- Các mô hình công ty gia đình thường sẽ được các thế hệ sau kế thừa nên việc duy trì sự tồn tại của công ty luôn cao, nhưng nó đòi hỏi người kế thừa phải có năng lực và kiến thức hoạt động kinh doanh chuyên sâu để công ty luôn đạt được những thành quả mà các thế hệ trước đã mang lại cho công ty;
- Mối quan hệ giữa các thành viên nội bộ trong gia đình trong một số trường hợp có thể dẫn đến mâu thuẫn về chia lợi nhuận doanh thu, sự sắp xếp thứ bậc,...điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý và hoạt động kinh doanh trong công ty. Nói cách khác, nếu tình trạng mâu thuẫn nghiêm trọng sẽ dẫn đến công ty phá sản, tan rã.

Qua một số điểm lưu ý trong mặt lợi ích và hạn chế mà Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại TPHCM Quang Minh đã nêu rõ bên trên, bạn có thể nắm được khái quát về tổng quan của một công ty gia đình là như thế nào và biết cách phát huy các mặt tích cực và giảm mặt hạn chế của mô hình này. Điều đó sẽ giúp công ty luôn phát triển đúng hướng và đạt được những mục tiêu ngắn và dài hạn đã đề ra trong năm.
Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty gia đình
Trước khi đăng ký thành lập công ty bạn cần phải lưu ý một số giấy tờ cần thiết để bổ sung vào hồ sơ gồm có :
- Mẫu đơn đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập công ty;
- Đăng ký vốn điều lệ của công ty (tùy theo mô hình lựa chọn);
- Danh sách các thành viên tham gia góp vốn trong công ty;
- Nộp bản sao công chứng các giấy tờ tùy thân của cá nhân sở hữu hoặc các thành viên đồng sáng lập công ty;
- Giấy ủy quyền cho người thay chủ sở hữu nộp hồ sơ;
- Một số giấy tờ cần thiết khác.

Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp trực tiếp tại Phòng kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian làm việc từ 06-08 ngày, cơ quan quản lý sẽ xem xét hồ sơ hợp lệ và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về thủ tục thành lập công ty có thể liên hệ đến hotline 0932 068 886 để nhận được cuộc gọi tư vấn miễn phí từ phía đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng...
Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing
Digital marketing không còn là ngành nghề xa lạ đối với con người hiện nay. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiếp thị,...
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe được chế biến từ các dược phẩm hay các động thực vật ăn...
Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất
Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”,...
Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp
Con người đang sống ở thời đại đỉnh cao của nền văn hoá hiện đại, công nghệ cao. Chúng ta đang từ bước chuyển...
Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc kinh doanh LLC khác nhau xuất hiện. Hãy nhớ rằng việc lựa chọn một loại hình...