TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH LÀ GÌ?
Bạn đang có những câu hỏi đặt ra đối với vấn đề khấu hao tài sản nhưng chưa tìm được câu trả lời. Sau đây dịch vụ thành lập doanh nghiệp sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy cùng chúng tôi theo dõi thông tin sau đây. Trích khấu hao tài sản cố định là việc phân bổ có hệ thống giá trị hao mòn khi sử dụng tài sản cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Vậy, tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định là một loại tư liệu lao động, có thể là hữu hình hoặc vô hình, có thể là một kết cấu độc lập hoặc được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau tạo thành một hệ thống. Và căn cứ vào điều 3, Thông tư 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 04 năm 013, thì tài sản cố định phải thỏa mãn 3 điều kiện sau:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Quy định pháp luật về khung thời gian khấu hao tài sản cố định
Vì có thời gian sử dụng dài và tránh việc khấu hao tài sản cố định quá nhanh dẫn đến tính toán không đúng về lợi nhuận khi xác định thuế TNDN. Vì vậy, thời gian trích khấu hao tài sản cố định phải căn cứ vào khung thời gian đã được quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
Lưu ý: Khi trích khấu hao tài sản cố định, TUYỆT ĐỐI phải tuân thủ đúng khung thời gian khấu hao tài sản cố định bên trên. Nếu không trích khấu hao đúng khung thời gian bên trên, chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp sẽ không được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Xem thêm: Thành lập công ty tại tphcm giá rẻ
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định
Căn cứ vào điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC, có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, như sau:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao các định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đối mới công nghệ.
- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao nhanh là máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lí, súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
- Thời gian doanh nghiệp trích dẫn khấu hao nhanh vượt 2 lần so với quy định Tại khung thời gian trích dẫn khấu hao tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư thì phần vượt mức khấu hao nhanh không được tính vào chi phí hợp lí khi tính thuế thu nhập trong kì.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao nhanh theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
- TSCD tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thõa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới
- Các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc nghiên cứu, đo lường.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị đồng thời thõa mãn các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến sản xuất sản phẩm
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định.
- Công suất sử dụng thực tế bình quân trong năm tài chính không thể thấp hơn 100% công suất thiết kế.
- Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định
Xác định thời gian khấu hao tài sản cố định hữu hình
Theo Điều 10 Thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian trích khấu hao của tài sản cố định hữu hình được xác định như sau:
Trường hợp 1. Tài sản cố định chưa sử dụng
- Đối với tài sản cố định chưa qua sử dụng, doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.
Trường hợp 2. Tài sản cố định đã sử dụng
Đối với tài sản cố định đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của tài sản cố định được xác định như sau:
Thời gian trích khấu hao = [Giá trị hợp lý của TSCĐ/Giá bán của TSCĐ cùng loại mới 100% (hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường)] x Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định
Trong đó:
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là:
- Giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi),
- Giá trị còn lại của tài sản cố định hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
Xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình
Theo Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC thời gian trích khấu hao tài sản cố định vô hình được xác định như sau:
- Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
- Đối với tài sản cố định vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
Đối với tài sản cố định vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
Trên đây là những vấn đề cơ bản về việc trích khấu hao tài sản cố định mà chủ doanh nghiệp nên nắm. Từ đó có thể bám sát việc trích khấu hao tài sản cố định tại doanh nghiệp, tránh việc chi phí khấu hao tài sản cố định không được công nhận là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Dịch vụ thành lập công ty uy tín trân trọng kính chào!
Nguồn bài viết ketoansongkim.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...