Tình trạng phá sản là gì ? Phá sản theo thủ tục rút gọn
Tình trạng phá sản là tình trạng một doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. Vậy, việc phá sản thực hiện như thế nào ? Quy trình phá sản trong một số trường hợp đặc biệt ? Quang Minh- đơn vị chuyên thành lập công ty uy tín sẽ được phân tích cụ thể thông qua bài viết dưới đây:
Thuật ngữ tình trạng phá sản đã được quy định trong Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 và tiếp tục được sử dụng trong Luật phá sản năm 2004. Tuy nhiên, nội dung thuật ngữ này có sự khác nhau nhất định giữa hai đạo luật vừa nêu.
Theo Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong khi đó, theo Luật phá sản năm 2004 thì doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. Hiện nay, ở Việt Nam đang áp dụng luật phá sản năm 2014.
1. Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản tổ chức tín dụng
Đối với một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đặc thù như ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, sự tồn tại và hoạt động của nó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, đến lợi ích chung của cộng đồng nên việc phá sản các doanh nghiệp này cũng được pháp luật quy định một cách thận trọng, chặt chẽ.
Trước đây, thủ tục phá sản tổ chức tín dụng chưa được quy định cụ thể trong Luật Phá sản năm 2004 mà chỉ quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng, Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng...
Một trong những điểm mới cơ bản của Luật Phá sản năm 2014 là đã luật hoá các quy định về phá sản tổ chức tín dụng, xây dựng cơ chế xử lý phá sản phù hợp với các tổ chức tín dụng; quy định rõ hơn về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng. Thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng có một số điểm đáng lưu ý sau:
1.1 Về thời điểm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1.2 Về quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Luật Phá sản hiện hành quy định, những người sau đây được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng, sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán:
Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần; người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng trong trường hợp điều lệ tổ chức tín dụng có quy định; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; trường hợp tổ chức tín dụng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng đó.
1.3 Về thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1.4 Về quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
1.5 Về hoàn trả khoản vay đặc biệt
1.6 Về việc trả lại tài sản
Việc trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên bổ phả sản và thanh li tài sản phá sản:
Với các khách hàng chuyển giao tài sản cho tổ chức tín dụng giữ hộ, quản lý hộ theo hợp đồng cung cấp dịch vụ của tổ chức tín dụng hoặc chuyển giao tài sản cho tổ chức tín dụng theo họp đồng ủy thác thì tài sản này không được tính là tài sản của tổ chức tín dụng mà phải trả lại cho chủ tài sản khi tổ chức tín dụng bị phá sản.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, chủ sở hữu tài sản ủy thác cho tổ chức tín dụng, gửi tổ chức tín dụng giữ hộ, giao tổ chức tín dụng quản lý thông qua họp đồng ủy thác, giữ hộ, quản lý tài sản phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và hồ sơ, giấy tờ liên quan với cơ quan thi hành án dân sự để nhận lại tài sản của mình (Điều 102 Luật Phá sản năm 2014).
1.7 về giao dịch của tổ chức tín dụng trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt
1.8 Về thứ tự phân chia tài sản
Tổ chức tín dụng có nhiều đặc thù như chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng, thành lập và hoạt động theo cấp phép và quản lý của Ngân hàng nhà nước, có nhiệm vụ quản lý một lượng tài sản lớn là tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, nếu phá sản sẽ gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội tới nhiều đối tượng. Chính vì vậy, việc phân chia tài sản của tổ chức tín dụng có những khác biệt so với doanh nghiệp, hợp tác xã thông thường 9 Điều 101 Luật Phá sản năm 2014), ví dụ như các “khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” cũng được coi là những khoản được ưu tiên thanh toán.
Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã; chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty TNHH một thành viên; thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty TNHH hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định cho các khoản nợ theo quy định thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỉ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
1.9 Về quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản
2. Phá sản theo thủ tục rút gọn
Quá trình giải quyết một vụ phá sản thông thường có thể bao gồm nhiều thủ tục, giai đoạn khác nhau, từ thủ tục gửi đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản; mở thủ tục giải quyết phá sản; Hội nghị chủ nợ, thủ tục phục hồi doanh nghiệp; nếu không phục hồi được thì sẽ chuyển sang giai đoạn tuyên bố doanh nghiệp phá sản và thanh lý tài sản.
Trong thực tiễn, có những trường hợp, doanh nghiệp hầu như không còn tài sản gì đáng kể, việc thực hiện các thủ tục như tiến hành Hội nghị chủ nợ hay phục hồi doanh nghiệp là không thực tế, mang tính hình thức, gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho cả doanh nghiệp mắc nợ, các chủ nợ, cả Toà án và các chủ thể có liên quan. Kế thừa các quy định của Luật Phá sản năm 2004, Luật Phá sản năm 2014 quy định việc giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp: (i) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản; (ii) sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản (Điều 105 Luật Phá sản năm 2014).
Trường hợp Toà án nhân dân xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp nếu trên, Toà án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Toà án giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Toà án nhân dân thông báo, Toà án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
3. Trình tự giải quyết yêu cầu phá sản có yếu tố nước ngoài
Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 đều không chú trọng đến thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thậm chí là 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài khá nhiều, do đó tồn tại tài sản của doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam ở nước ngoài, quan hệ kinh tế, thương mại quốc tể còn dẫn đến nhiều trường hợp đa dạng khác mà tài sản doanh nghiệp phá sản không chỉ nằm ữên lãnh thổ Việt Nam.
Từ thực tế giải quyết các vụ phá sản cho thấy, có ba yếu tố liên quan đến nước ngoài bao gồm: (i) Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài; (ii) đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài; (iii) chủ nợ, con nợ là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc giải quyết yêu cầu phá sản có yếu tố nước ngoài gặp những khó khăn nhất định:
- Đối với chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài: trong trường hợp chủ đầu tư nước ngoài bị phá sản, liên doanh của họ lập với đối tác Việt Nam trở nên lúng túng, không rõ ai sẽ đại diện cho phần vốn nước ngoài tại liên doanh để tham gia vào quá trình giải quyết phá sản.
- Đối với doanh nghiệp liên doanh tự đề nghị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp của mình, người đại diện theo pháp luật là người nước ngoài có thể về nước mà không báo cho ai. Đốn nay, chưa có cơ chế cấm xuất cảnh nào đối với những người này. Phía Việt Nam ưong liên doanh cũng không có quyền yêu cầu họ ở lại.
- Khi chủ nợ, con nợ là người nước ngoài, nhiều trường hợp thông báo, công văn của Toà án gửi đi, nhưng chủ nợ, con nợ không nhận được, vì họ đã chuyển trụ sở và không thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết. Có nhiều trường hợp tỉ lệ nợ nước ngoài khá cao, điều này dẫn đến tình trạng khó có thể mở Hội nghị chủ nợ nếu không đạt được tỉ lệ theo luật định. Bởi vậy, nếu không thể thông báo cho chủ nợ nước ngoài, vụ phá sản có thể sẽ lâm vào tình trạng bế tắc, không thể đình chỉ, cũng không thể tiếp tục.