Lệ phí môn bài (thuế môn bài) là là loại thuế trực thu đánh trên số vốn (vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư) đã đăng ký của doanh nghiệp (đối với tổ chức) hoặc doanh thu của năm liền kề trước đó (của hộ kinh doanh cá thể). Thuế môn bài là loại thuế được thu hàng năm. Hiện nay, gọi là thuế môn bài hay lệ phí môn bài theo quy định pháp luật? Tư vấn thành lập doanh nghiệp sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này và các đề liên quan.
Thuế môn bài
Thuế môn bài là gì? Các đối tượng nộp thuế môn bài và các mức thuế phải nộp.
Thuế môn bài là gì
Thuế môn bài được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh sửa đổi một số điều về thuế Công thương nghiệp của Hội đồng nhà nước ngày 26 tháng 2 năm 1983. Cụ thể, Điều 1 của pháp lệnh này sửa đổi Điều 3 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chi tiết quy định ” Thuế công thương nghiệp nói trong Điều lệ này gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến và thuế môn bài……. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp thuế môn bài”.
Đối tượng nộp thuế môn bài
Đối tượng nộp thuế ban đầu là: tất cả các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc, kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống, ngành thương nghiệp và kinh doanh nông nghiệp mà điều lệ thuế nông nghiệp hiện hành quy định không phải nộp thuế nông nghiệp. Sau đó, Hội đồng Nhà nước ban hành Quyết định số 473/NQ-HĐNN8 về thuế môn bài và thuế sát sinh. Quy định đối tượng nộp thuế môn bài bao gồm cả tổ chức kinh tế quốc doanh. Các quy định này vẫn còn hiệu lực cho đến nay.
Mức thuế môn bài hiện nay
Hiện nay mức thuế môn bài được quy định tại Nghị định số 75/2002/NĐ-CP và được hướng dẫn tại thông tư số 96/2002/TT-BTC, thông tư số 42/2003/TT-BTC. Tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế môn bài là tổ chức kinh tế hay hộ kinh doanh cá thể và các đối tượng khác mà áp dụng các biểu thuế khác nhau.
Lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài được quy định trong luật Phí và lệ phí mới năm 2017.
Quy định mới về lệ phí môn bài
- Luật phí và lệ phí đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Danh mục các loại phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí đã bao gồm lệ phí môn bài thay cho thuế môn bài hiện nay.
- Căn cứ vào luật phí và lệ phí, ngày 04/10/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về Lệ phí Môn bài, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017. Theo đó, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành những văn bản sau hết hiệu lực:
- Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài.
- Điều 18 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế hết hiệu lực thi hành. Ngoài ra Chính phủ còn ban hành thêm Nghị định số 22/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP về lệ phí môn bài.
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài
Sau đây
công ty khai báo thuế sẽ giúp Qúy khách biết được cách gọi đúng là thuế môn bài hay lệ phí môn bài để Qúy khách không còn sự nhầm lẫn khi thực hiện các thủ tục
Thuế môn bài lần đầu được đề cập trong Nghị quyết 200-NQ/TVQH về ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác xã và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp năm 1966; được quy định rõ tại Pháp lệnh 10-LCT/HĐNN7 sửa đổi một số điều về thuế công thương nghiệp năm 1983 do Hội đồng Nhà nước ban hành.
Theo Pháp lệnh này thì thuế môn bài là một trong những loại thuế thuộc thuế công thương nghiệp bên cạnh các loại thuế khác như: Thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến.
Đối tượng nộp thuế môn bài là các tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.
Để hướng dẫn lệ phí môn bài quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01-1-2017.
Sự khác nhau giữa thuế môn bài và lệ phí môn bài?
Luật Phí và lệ phí năm 2015 và Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định lệ phí môn bài thay thế thuế môn bài; việc chuyển từ thuế môn bài sang lệ phí môn bài không đơn giản là sự thay thế về mặt thuật ngữ mà bản chất thuế và lệ phí có sự khác nhau, cụ thể:
Thuế môn bài
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý thuế năm 2006 (từ ngày 01-7-2020 được thay thế bởi Luật Quản lý thuế năm 2019), nếu sử dụng thuật ngữ thuế thì khi đó thuế môn bài sẽ là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước mang tính chất bắt buộc mà tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định của các luật thuế phải nộp.
Lệ phí môn bài
Nếu sử dụng thuật ngữ lệ phí thì khi đó lệ phí môn bài là một trong các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015, lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.
Theo đó, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để được sản xuất, kinh doanh. Hay nói cách khác, lệ phí môn bài là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải nộp để có đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; lệ phí môn bài được nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Để hướng dẫn lệ phí môn bài quy định tại Luật Phí và lệ phí năm 2015 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài có hiệu lực từ ngày 01-1-2017.
Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài là chủ thể nào?
Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật.
- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật.
- Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đối tượng miễn lệ phí môn bài là chủ thể nào?
Theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Điểm bưu điện văn hoá xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.
Đến đây, Qúy khách đã biết được cách gọi của thuế môn bài lệ phí môn bài đúng với Quy định của Pháp luật. Hy vọng bài viết sẽ có ích đến với Qúy khách hàng. Xin trân trọng cảm ơn.