Thuật ngữ mô hình kinh doanh B2C có lẽ đã khá quen thuộc với một số doanh nhân, do vậy xu hướng Thành lập doanh nghiệp triển khai mô hình này ngày càng phổ biến. Nhưng vẫn còn một số ít người chưa thực sự nắm rõ được công ty B2C sẽ hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu đúng về mô hình B2C và sự khác nhau giữa B2C và các loại mô hình kinh doanh khác.
Định nghĩa B2C
Thuật ngữ B2C là viết tắt của từ “Business to Customer”, đề cập đến quá trình bán sản phẩm và dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, được hiểu là người sử dụng cuối cùng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp. B2C trở nên vô cùng phổ biến khi nó chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua internet.
Là một mô hình kinh doanh, giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng khác biệt đáng kể so với mô hình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), dùng để chỉ hoạt động giao dịch thương mại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp.
Bất kỳ công ty nào thực hiện mô hình B2C đều phải xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng để đảm bảo họ quay trở lại và chọn sản phẩm công ty ở lần mua tiếp theo. Không giống như mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), các công ty dựa vào B2C thường phải duy trì sự kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua nhiều phương thức khác nhau để khách hàng luôn nhận thấy được sự hiện diện thương hiệu công ty trong cuộc sống họ.
Một số loại hình kinh doanh B2C trực tuyến
Thông thường, có năm loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm mục tiêu vào người tiêu dùng mà
dịch vụ thành lập công ty Quang Minh sẽ đề cập ngay bên dưới đây cụ thể :
Người bán hàng trực tiếp : Đây là mô hình phổ biến nhất mà người tiêu dùng sẽ mua hàng từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Nhà bán lẻ trực tuyến ở đây có thể là doanh nghiệp nhỏ, nhà sản xuất hay cửa hàng trực tuyến của công ty.
Trung gian trực tuyến : Đây là mô hình mà người phân phối đóng vai trò trung gian kết nối người mua và người bán thực hiện giao dịch. Mô hình phổ biến trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sen Đỏ,...Ưu điểm của mô hình này là công ty có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ độ tuổi tới sở thích cá nhân và phủ rộng pham vi tiếp cận.
Thông qua quảng cáo : Công ty thực hiện mô hình này sẽ sử dụng nội dung miễn phí để thu hút khách hành có nhu cầu truy cập vào một trang web. Từ đó lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ của công ty. Một minhc hứng cụ thể cho hình thức này là các trang web truyền thông như HuffPost, một trang web có lưu lượng truy cập cao kết hợp quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ mà công ty muốn gửi đến khasch hàng mục tiêu.
Thông qua cộng đồng : Các trang mạng xã hội hiện nay như FB, Instagram xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung của nhiều người và việc hình thành các nhóm người cùng sở thích giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng mục tiêu mong muốn. Các trang web thường dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lý của người tiêu dùng mà phân loại.
Thông qua tính phí : Một số trang web cung cấp nội dung miễn phí giới hạn, nếu khách hàng muốn có trải nghiệm hầu hết nội dung trong trang web thì phải trả một khoản phí tính theo tháng, theo năm. Hình thức này sẽ thúc đẩy khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ công ty để không bị bất kỳ rào cản nào.
Nhờ vào sự bùng nổ thương mại điện tử, các công ty B2C đang tiếp tục để mắt đến một thị trường đang phát triển: mua hàng trên thiết bị di động. Mua hàng trực tuyến đang dẫn trở nên chiếm ưu thế hơn hình thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng khi mà khách hàng chỉ cần ngồi nhà nhấp chuột đã lựa chọn được sản phẩm mình mong muốn.
Do bản chất của việc mua bán và các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, việc bán hàng trong mô hình B2B có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc bán hàng trong mô hình B2C.
So sánh mô hình B2C và mô hình B2B
Như đã đề cập ở trên, mô hình doanh nghiệp với người tiêu dùng khác với mô hình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Trong khi người tiêu dùng mua sản phẩm để sử dụng cho mục đích cá nhân của họ, thì các doanh nghiệp mua sản phẩm để sử dụng cho công ty của họ. Các giao dịch mua lớn, điều này làm cho sức mua của một doanh nghiệp phức tạp hơn sức mua của người tiêu dùng bình thường.
Không giống như mô hình kinh doanh B2C, cấu trúc định giá có xu hướng khác trong mô hình B2B. Với B2C, người tiêu dùng thường trả cùng một mức giá cho các sản phẩm giống nhau. Tuy nhiên, giá cả không nhất thiết phải giống nhau. Các doanh nghiệp có xu hướng trước khi giao dịch thường thương lượng giá cả và các điều khoản thanh toán khác.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình công ty B2C
Ưu điểm
Giảm giá
Với mô hình B2C, bạn có thể bỏ qua các chi phí bổ sung về cơ sở hạ tầng, điện, nhân sự,... Điều này giúp bạn giảm đáng kể chi phí hoạt động của mình. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng quản lý hàng tồn kho và kho bãi với ít nhân lực và tài nguyên hơn. Mô hình thương mại điện tử này cung cấp cho bạn điều kiện để giảm giá sản phẩm của mình, vì chi phí tiếp thị thấp hơn với phạm vi tiếp cận rộng hơn nhiều.
Giao tiếp trực tuyến với người mua
Mô hình kinh doanh B2C cho phép bạn giao tiếp với người mua theo cách cực kỳ cá nhân hóa bằng email, tin nhắn sms,..Bạn có thể chủ động theo dõi và có thể đánh giá xem phương pháp giao tiếp nào hoạt động tốt nhất. Bằng cách này, bạn có thể chuyển đổi một số lượng đáng kể khách truy cập vào trang web thương mại điện tử hoặc kênh xã hội của mình.
Phạm vi tiếp cận rộng hơn
Vì hiện có nhiều người đang hoạt động trên mạng xã hội hơn nên bạn có thể tiếp cận hầu hết mọi người trên màn hình điện thoại di động. Điều này tốt hơn nhiều so với quảng cáo trên báo và bảng quảng cáo. Người đang xem quảng cáo cửa hàng của bạn hoặc bất kỳ sản phẩm nào có thể đến cửa hàng bằng một cú nhấp chuột và hoàn tất việc mua hàng của họ trong vài giây.
Nhược điểm
Sự cạnh tranh
Thật vậy, sự cạnh tranh rất gay gắt vì có hàng triệu thương hiệu và dịch vụ trực tuyến có thể khiến doanh nghiệp của bạn không thể thu hút khách hàng tiếp cận sản phẩm công ty. Một số công ty đã và đang cố gắng rất nhiều để duy trì một thị phần lớn giúp họ có cơ hội tồn tại lâu dài. Để chiếm được thị phần người tiêu dùng, công ty cần phải nỗ lực cải tiến sản phẩm mới với nhiều chức năng nổi bật và các ưu đãi khác dành cho khách hàng.
Tiếp xúc sản phẩm bị hạn chế
Mặc dù khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và linh hoạt trong việc lựa chọn sản phẩm, thương mại điện tử đã hạn chế việc tiếp xúc sản phẩm cho người mua qua internet. Điều đó là hiển nhiên khi khách hàng chỉ được nhìn thấy sản phẩm qua hình ảnh và video nên họ không biết được liệu sản phẩm về mặt cấu trúc, kiểu dáng, hình dạng có thật sự giống ở ngoài. Rủi ro cao về mua hàng khiến cho nhiều khách hàng e ngại việc mua hàng trực tuyến.
Nhìn chung thì mô hình kinh doanh B2C rất thuận tiện cho công ty vì sản phẩm sẽ được trực tiếp đến tay người tiêu dùng mục tiêu của doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có dự định thành lập công ty để triển khai mô hình trên xin hãy liên hệ đến hotline
0932 068 886 để biết thêm chi tiết về
bảng giá thành lập doanh nghiệp của Công ty tư vấn Quang Minh chuyên tiên phong trong lĩnh vực này.