Để thích hợp hơn với xu thế hoặc do nhu cầu kinh doanh thời đại mới khác trước thì việc thay đổi là tất yếu. Trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thay đổi những giấy phép hoặc tài liệu để phù hợp với nội dung đã thay đổi như thay đổi con dấu doanh nghiệp, thay đổi thông tin hóa đơn, thông báo đến cơ quan quản lý thuế, thông báo đến ngân hàng, thông báo đến đối tác. Một trong giấy tờ quan trọng là cần thay đổi là Giấy phép kinh doanh, nhưng để thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục thì không hề đơn giản. Doanh nghiệp kinh doanh không thể nắm rõ hết những quy định chi tiết cần thiết cũng như không nắm được cách thức làm hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh và để có thể hoàn thành đúng theo quy định pháp luật, Tư vấn Quang Minh xin gửi đến bạn dịch vụ Thay đổi Giấy phép kinh doanh của chúng tôi. Bảo đảm hợp pháp và xử lý nhanh chóng.
Thay đổi giấy phép kinh doanh là việc cần thiết khi nào?
Giấy phép kinh doanh là từ chỉ chung những loại giấy tờ trong kinh doanh như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi giấy phép kinh doanh cần dựa vào các luật đăng ký kinh doanh rõ ràng và hợp pháp, tránh các trường hợp làm sai, vi phạm pháp luật và đặc biệt là tránh bị lừa đảo do có thể gây ra những hậu quả không mong muốn.
Những trường hợp cụ thể cần thay đổi như sau:
• Thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc tên cổ đông: Đây là vấn đề phổ biến vì kể từ khi thành lập công ty, tên của doanh nghiệp thường thay đổi do mục đích kinh doanh, tạo điều kiện cho hoạt động marketing khác nhau. Trường hợp doanh nghiệp bổ sung tên công ty bằng tên tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt thì không cần đổi con dấu trong giấy phép kinh doanh.
• Thay đổi ngành nghề kinh doanh: Ở điều 32 luật doanh nghiệp 2014 quy định doanh nghiệp phải ghi nhận ngành nghề kinh doanh trong giấy phép kinh doanh nên khi có sự thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp phải chủ động thay đổi giấy phép kinh doanh để có sự điều chỉnh về thuế phù hợp.
• Thay đổi địa chỉ kinh doanh: Khi có sự thay đổi về địa chỉ thì hãy nhanh chóng làm giấy kinh doanh lại và doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi.
• Thay đổi loại hình công ty: Việc thay đổi loại hình công ty bắt buộc bạn phải thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh đúng theo pháp luật.
• Thay đổi chủ doanh nghiệp: Việc thay đổi chủ doanh nghiệp như doanh nghiệp bị chết, mất tích, bán, sang nhượng thì thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh gặp khá nhiều rắc rối, tuy nhiên trong trường hợp này bạn cũng cần thay đổi đăng ký kinh doanh.
• Thay đổi những thông tin khác hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép kinh doanh.
Quy trình các bước thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh
Nghị định 01/2020/NĐ-CP quy định khi thay đổi đăng ký kinh doanh doanh tùy theo từng trường hợp mà việc thay đổi được áp dụng là: Thông báo thay đổi hoặc Đăng ký thay đổi. Về mặt thuật ngữ nếu là đăng ký thay đổi thì việc thay đổi chỉ được coi là hoàn thành khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới được cấp.
• Bước 1: Doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật hiện hành
• Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính
• Bước 3: Nhận thông báo từ Cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đăng ký được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện thay đổi nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đăng ký không được chấp nhận, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản lý do từ chối để doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
• Bước 4: Thông báo công khai những thông tin thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia
Những điều cần lưu ý khi thay đổi giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp chưa nắm rỏ kiến thức về việc thay đổi giấy phép kinh doanh dể dẫn đến trường hợp sai sót hoặc làm không đúng với quy định pháp luật. Bằng cách sử dụng
dịch vụ giấy phép kinh doanh của chúng tôi bạn sẽ tự tin và yên tâm trước những khó khăn ấy. Chúng tôi đưa ra những lưu ý mà bạn cần quan tâm như sau:
• Thứ nhất: Đối với thay đổi tên doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp sử dụng tên tiếng nước ngoài thường sẽ mắc phải các lỗi do dịch sai hoặc dịch không tương ứng với tên tiếng Việt. Ngoài ra, lỗi trùng tên cũng là một trong những lỗi sai phổ biến. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể nên tên doanh nghiệp sẽ không được cập nhật chính xác và kịp thời tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, dẫn đến lỗi trùng tên dù doanh nghiệp đã tra cứu trước đó.
Việc thay đổi tên doanh nghiệp trong vài trường hợp sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về con dấu, thông tin hóa đơn… và cần phải thông báo cho các cơ quan, ngân hàng, đối tác liên quan. Do vậy, khi thực hiện thay đổi tên, doanh nghiệp cần thực hiện song song thủ tục thay đổi các thông tin liên quan để không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
• Thứ hai: Thay đổi địa chỉ công ty
Nếu thực hiện thay đổi địa chỉ khác quận, trong quá trình làm hồ sơ gửi lên cơ quan thuế, doanh nghiệp không được xuất hóa đơn. Đối với các hóa đơn sử dụng địa chỉ cũ, sẽ có 2 trường hợp sau:
- Nếu doanh nghiệp không sử dụng hóa đơn có địa chỉ cũ phải làm thông báo hủy hóa đơn. Sau đó, đặt in và làm thông báo phát hành hóa đơn với địa chỉ mới để sử dụng.
- Nếu doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn có địa chỉ cũ phải làm thông báo chốt hóa đơn bên quận cũ. Sau đó, khắc dấu vuông với địa chỉ mới đóng lên hóa đơn. Đồng thời, làm mẫu TB04/AC (tải mẫu) nộp lên cơ quan thuế.
• Thứ ba: Thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Nếu doanh nghiệp đã đăng ký mã ngành nhưng thiếu chi tiết mã ngành và muốn đăng ký lại đầy đủ thì phải làm thủ tục rút mã ngành cũ trước, sau đó làm thủ tục đăng ký ngành nghề kinh doanh với nội dung mã ngành đầy đủ. Ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung nếu thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng và đủ các điều kiện đó.
• Thứ tư: Tăng, giảm vốn điều lệ
Đối với các trường hợp xin giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.
Ngược lại, nếu muốn tăng vốn điều lệ, đặc biệt đối với loại hình công ty TNHH một thành viên bằng cách thêm thành viên góp vốn thì phải chuyển sang loại hình công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Khi đó, phải thực hiện đồng thời thủ tục thay đổi vốn điều lệ và thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin liên quan tới việc thay đổi giấy phép kinh doanh mà có thể bạn quan tâm. Nếu bạn đang muốn thay đổi giấy phép kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp của mình trong năm nay nhưng còn nhiều băn khoăn và thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cũng như sử dụng các dịch vụ liên quan với giá thành ưu đãi nhất.