Thành lập công ty siêu nhỏ đơn giản ngay tại nhà
Quy trình thành lập công ty chưa bao giờ lại dễ dàng như thế với những thủ tục, giấy tờ đơn giản, cùng với sự hỗ trợ tư vấn Quang Minh, sẽ giúp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp thành lập công ty siêu nhỏ với vốn tài chính còn hạn chế được thỏa mãn nhu cầu dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra các lưu ý, điều kiện Thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ có một chút khác so với các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa; tất cả đều sẽ được đề cập rõ ở những mục chính bên trong bài viết.
Khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ? Tiêu chí xác định?
Hiện nay chưa có bất kỳ định nghĩa nào cụ thể về khái niệm doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng đại khái chúng ta có thể hiểu doanh nghiệp siêu nhỏ là những doanh nghiệp còn hạn chế về mặt tài chính nên quy mô nhỏ về mặt vốn, nhân sự, hay doanh thu. ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng cho doanh nghiệp siêu nhỏ phù hợp với Luật doanh nghiệp ở nước đó.
Mặc dù hoạt động kinh doanh dưới quy mô nhỏ như thế, nhưng đây được xem là mô hình công ty tiềm năng cho các doanh nghiệp mới thành lập, bởi lợi nhuận mà các doanh nghiệp siêu nhỏ mang lại cho nền kinh tế trong nước cũng khá đáng kể không thua kém gì các doanh nghiệp quy mô lớn hơn. Thêm vào đó nhờ vào quy mô nhỏ nên chi phí hoạt động cũng tiết kiệm, vừa phải, nên việc thành lập doanh nghiệp từ quy mô siêu nhỏ đang rất phổ biến ở thị trường Việt Nam.
Một doanh nghiệp được cho là doanh nghiệp siêu nhỏ cần đáp ứng các tiêu chí, cụ thể :
Dựa vào Nghị định 80/2021/NĐ-CP về các quy định đối với doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ được xác định phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Mỗi loại kinh doanh sẽ có các tiêu chí cụ thể về nguồn vốn, doanh thu, nhân lực được sử dụng trong doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật.
Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; ngoài ra còn lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, sẽ được quy định như sau :
- Số lượng lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 10 người;
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm không quá 3 tỷ đồng;
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sẽ được quy định như sau :
- Số lượng lao động tham gia vào bảo hiểm xã hội bình quân năm không vượt quá 10 người;
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm không quá 10 tỷ đồng;
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm không quá 10 tỷ đồng.
Đây là một số tiêu chí tiêu biểu của doanh nghiệp siêu nhỏ để giúp cho các chủ sở hữu doanh nghiệp phân biệt được với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, để thành lập doanh nghiệp sao cho phù hợp với nguồn vốn, tài chính của doanh nghiệp.
So sánh giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ
Các tiêu chí áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng :
Doanh nghiệp nhỏ : là mô hình doanh nghiệp có số lượng người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 – 200 người. Về tổng doanh thu trong mức khoảng từ 3 – 50 tỷ đồng. Về nguồn vốn doanh nghiệp có từ 3 - 20 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ : doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trong năm từ 10 người trở xuống. Các doanh thu, nguồn vốn của doanh nghiệp trong khoảng từ 3 tỷ trở xuống.
Các tiêu chí áp dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ :
Doanh nghiệp nhỏ : doanh nghiệp có số lượng người tham gia đóng bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 – 50 người. Về doanh thu thì đạt mức từ 10 – 100 tỷ đồng, về nguồn vốn thì nằm trong khoảng 3 – 20 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ : mô hình doanh nghiệp có số lao động tham gia đóng bảo hiểm từ 10 trở xuống, tổng doanh thu của năm trong khoản 10 tỷ trở xuống và nguồn vốn khoản 3 tỷ trở xuống.
Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ mà pháp luật quy định :
Hỗ trợ về mảng công nghệ
Tối đa 50% chi phí thuê, các giải pháp chuyển đổi số để tự động hóa và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh khi mà trong thời đại 4.0 hiện nay rất cần các doanh nghiệp truyền thống chuyển mình sang hoạt động dựa vào các máy móc tiên tiến, hay hoạt động trên các nền tảng điện tử nhiều hơn. Việc tiến hành đầu tư vào công nghệ trong các quy trình kinh doanh, quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, nhưng đảm bảo sự chuyển đổi mô hình không vượt quá 20 triệu đồng/ năm.
Hỗ trợ về mảng tư vấn
Các doanh nghiệp siêu nhỏ được ưu tiên hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng đảm bảo không vượt quá 50 triệu đồng/năm hoặc đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều lao động chủ yếu là lao động nữ, doanh nghiệp xã hội quy mô siêu nhỏ thì mức hỗ trợ là 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Các nội dung mà doanh nghiệp siêu nhỏ được tưu vấn xoay quanh các vấn đề về tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung liên quan khác, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Hỗ trợ chế độ kế toán
- Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ thì quy định không cần thiết bổ nhiệm kế toán trưởng, nhưng bắt buộc bố trí người phụ trách kế toán cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ được cấp quyền cho phép xây dựng biểu mẫu sổ kế toán phù hợp với hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ không cần mở các tài khoản kế toán nếu không yêu cầu bắt buộc, chỉ cần ghi chép trên sổ kế toán để nắm được tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ được miễn lập báo cáo tài chính cho cơ quan thuế.
Các bước thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ
Chuẩn bị thông tin theo yêu cầu để lập hồ sơ cho doanh nghiệp
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
- Chuẩn bi các bản sao giấy tờ tùy thân như chúng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu chứng thực
- Đặt tên cho doanh nghiệp phù hợp theo quy mẫu
- Chuẩn bị địa chỉ trụ sở rõ ràng, hợp pháp
- Chuẩn bị các thông tin về vốn điều lệ
- Bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật quy định
- Xác định ngành, nghề sẽ kinh doanh trong lĩnh vực
Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã soạn thảo và cung cấp đầy đủ các thông tin về đăng ký doanh nghệp theo yêu cầu, thì chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc địa bàn đăng ký kinh doanh. Thời gian xét duyệt và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hơp lệ, trong vòng từ 3 – 5 ngày làm việc. Khi đã nhân được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần nêu thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để các cơ quan có thẩm quyền quản lý và nắm thông tin.
Tiến hành làm con dấu pháp nhân
Doanh nghiệp cần cung cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đến các đơn vị cơ quan khắc dấu để thực hiện làm con dấu pháp nhân cho daonh nghiệp. Các đơn vị cơ qua khắc dấu sẽ nộp lên cơ quan công an tình và thành phố để xem xét hợp lệ và trả dấu cho doanh nghiệp. Quy trình nhận con dấu, các doanh nghiệp cần xuất trình giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cmnd bản gốc để cơ quan công an tiến hành trả con dấu.
Trên đây là một số quy trình cơ bản để các doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra các điều kiện và tiêu chí về doanh nghiệp siêu nhỏ mà chủ doanh nghiệp sở hữu cần cập nhật để thành lập doanh nghiệp một cách dễ dàng. Nếu quý công ty có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp thì có thể liên hệ đến công ty tư vấn Quang Minh chuyên tiên phong trong lĩnh vực thành lập công ty, đảm bảo giải quyết mọi thủ tục, pháp lý cần thiết một cách chuyên nghiệp với mức phí siêu ưu đãi.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...