Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Cái đẹp là nhu cầu thiết yếu của con người đã có từ rất lâu và cho đến thời điểm hiện nay nhu cầu làm đẹp ngày càng được nâng cao. Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, nhiều công ty kinh doanh mỹ phẩm cũng được lập ra. Nhiều nhà đầu tư vẫn còn đang thắc mắc, để thực hiện thủ tục hợp pháp vậy thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Nhằm giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, với dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, Quang Minh xin chia sẽ một vài thông tin qua bài viết dưới đây.
Quy trình thành lập công ty mỹ phẩm
Để thành lập công ty mỹ phẩm bạn nên chuẩn bị một những hồ sau:
Đối với công ty hợp danh, hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
- Dự thảo điều lệ công ty hợp danh.
- Danh sách các thành viên của công ty hợp danh
- Văn bản xác nhận vốn theo quy định của pháp luật
- Chứng chỉ hành nghề của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc theo quy định của pháp luật phải có.
- Và một số giấy tờ khác kèm theo nếu có
Đối với công ty TNHH, hồ sơ đăng kí bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
- Dự thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Danh sách của các thành viên trong công ty
- Văn bản xác nhận vốn pháp định ( theo quy định của pháp luật đối với trường hợp công ty kinh doanh ngành nghề )
- Chứng chỉ hành nghề của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc theo quy định của pháp luật phải có.
- Và một số giấy tờ kèm theo nếu có
Đối với công ty cổ phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh mỹ phẩm
- Dự thảo điều lệ công ty cổ phần.
- Danh sách các cổ đông tham gia sáng lập công ty cổ phần
- Văn bản xác nhận vốn theo quy định của pháp luật
- Chứng chỉ hành nghề của Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc theo quy định của pháp luật phải có.
- Và một số giấy tờ khác kèm theo nếu có
Kinh nghiệm thành lập công ty mỹ phẩm
Kinh nghiệm chọn loại hình kinh doanh
Căn cứ vào mong muốn, điều kiện hoạt động mà bạn có thể lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình như: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh hay công ty tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, bạn hãy cân nhắc để đưa ra sự chọn lựa đúng.
Công ty TNHH Một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức thành lập và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã cam kết góp.
Ưu điểm
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ dàng ra quyết định trong các vấn đề trong kinh doanh mà không cần họp bàn nhiều mất thời gian trong khi cơ hội không chờ đợi doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Công ty TNHH Một Thành Viên không được giảm vốn điều lệ, do vậy khi chủ sở hữu ban đầu bỏ số vốn đầu tư lớn vào công ty, nhưng sau một khoảng thời gian vì những lý do khác nhau mà muốn giảm vốn điều lệ xuống sẽ không thể giảm vốn điều lệ được.
Công ty TNHH Hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có từ 2 đến 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức góp vốn và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ đã cam kết góp.
Ưu điểm
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
Công ty tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân sẽ do 1 cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.
Ưu điểm
- Do là chủ sở hữu duy nhất của công ty nên Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho công ty ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình công ty khác.
Nhược điểm
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ Doanh nghiệp tư nhân cao.
- Chủ Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp và của chủ Doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ Doanh nghiệp đã đầu tư. Tham khảo dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh, trọn gói, giá rẻ tại Quang Minh.
Kinh nghiệm chọn người đại diện
- Người đại diện phải là người có chức danh sau, thực thi và thực hiện theo pháp luật như: Chủ tịch công ty, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ công ty.
- Người đại diện sẽ là một cá nhân, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong công ty
- Công ty phải đảm bảo được có một người đại diện trong công ty của mình và không vắng mặt quá 30 ngày.
Kinh nghiệm về vốn đầu tư
- Công ty kinh doanh mỹ phẩm cần phải có một số vốn nhất định thì mới có thể mở doanh nghiệp. Trong đó, việc kê khai vốn điều lệ là việc làm quan trọng khi thành lập công ty uy tín. Bởi doanh nghiệp cần kê khai vốn điều lệ mới có thể đăng ký kinh doanh đúng quy định.
- Với ngành nghề kinh doanh không có yêu cầu về vốn thì doanh nghiệp có thể kê khai vốn điều lệ tùy thuộc vào khả năng, điều kiện, mong muốn của mình. Chỉ cần lưu ý là nếu kê khai vốn điều lệ quá thấp đôi khi sẽ ảnh hưởng đến một phần uy tín của công trong mắt đối tác kinh doanh.
- Nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu về vốn thì cần tiến hành kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với vốn pháp định được quy định dựa theo ngành nghề.
Những thủ tục cần làm sau khi hoàn thành hồ sơ
Sau khi đã làm hồ sơ thủ tục kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục sau để tránh những xử phạt từ pháp luật. Thông thường sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:
- Tiến hành công bố thông tin của công ty truyền thông lên cổng thông tin quốc gia.
- Thực hiện phát hành hóa đơn, kê khai, đóng thuế môn bài.
- Treo biển hiệu công ty, đăng ký chữ ký số điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch.
- Khắc con dấu tròn của công ty và công khai mẫu dấu.
- Thông báo mẫu dấu
- Góp vốn
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc về những điều cần biết khi thành lập công công ty. Nếu bạn đang có ý định mở công ty hoặc cần hỗ trợ tư vấn về cách làm thủ tục, hồ sơ thì có thể liên hệ ngay cho chúng tôi ngay nhé!
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...