Thành lập công ty con của doanh nghiệp nước ngoài
Công ty con là công ty chịu sự quản lý và chi phối của công ty mẹ. Các công ty con có phần pháp nhân riêng biệt cho các mục đích về thuế quy định và trách nhiệm pháp lý. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam qua các hình thức khác nhau. Nhà đầu tư là một công ty nước ngoài thường lựa chọn thành lập công ty con để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Mục đích thành lập công ty con
- Việc thành lập công ty con sẽ giúp giảm rủi ro cho công ty mẹ, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho công ty mẹ.
- Để giúp các công ty đa ngành nghề có thể chia nhỏ các ngành nghề ra để giúp cho việc quản lý, điều hành, trở nên dễ dàng và độc lập với nhau.
- Việc chuyên vào một lĩnh vực nhất định sẽ giúp cho công ty con có thể phát triển mạnh mẽ và giúp cho quá trình hoạt động hiệu quả hơn. Công ty con nhận được mức vốn đầu tư lớn từ công ty mẹ nên việc đầu tư về các thiết kế, máy móc dễ dàng hơn.
Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con:
- Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp của công ty con mà công ty mẹ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông.
- Công ty mẹ sẽ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con.
- Công ty mẹ có các quyền chi phối về tài chính đối với công ty con.
- Công ty con là một chủ thể pháp lý độc lập, các loại hợp đồng, giao dịch hoặc các hoạt động giữa công ty mẹ và công ty con phải được độc lập, bình đẳng với nhau.
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua của công ty mẹ. Các công ty con có cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;
- Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Bước 1: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Công ty nước ngoài nếu muốn thành lập công ty con tại Việt Nam thì dù công ty nước ngoài có chiếm 1% nhiều hơn 100% vốn của công ty con tại Việt Nam đều sẽ phải làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký đầu tư. Để xin được chứng nhận đầu tư, hồ sơ sẽ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Đơn xin thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
- Bản đề xuất dự án đầu tư tại Việt Nam;
- Bản thuyết minh năng lực tài chính của công ty nước ngoài, giấy xác nhận số dư trong tài khoản ngân hàng để thực hiện đầu tư theo báo cáo tài chính hoặc vốn điều lệ kê khai khi thành lập công ty con tại Việt Nam;
- Bản giải trình về việc đáp ứng điều kiện thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
- Quyết định thành lập công ty con tại Việt Nam;
- Hợp đồng thuê trụ sở làm việc hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) của công ty nước ngoài;
- Điều lệ của công ty nước ngoài;
- Hộ chiếu hoặc bất kỳ loại giấy tờ tùy thân có giá trị của đại diện của nhà đầu tư;
- Giấy giới thiệu nộp hồ sơ.l
Bước 2: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp
Công ty nước ngoài (công ty mẹ) nộp hồ sơ đề nghị thành lập công ty con tới Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty con đặt trụ sở chính. Hồ sơ thành lập bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký Thành lập công ty con.
- Quyết định Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Biên bản Thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Thông báo thành lập công ty con của công ty mẹ;
- Dự thảo Điều lệ công ty;
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
- Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
- Chứng chỉ hành nghề của thành viên công ty và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
- Sở kế hoạch và đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy đăng ký kinh doanh cho công ty con.
Bước 3: Thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu của công ty
Thời hạn hoàn thành từ 02 – 03 ngày làm việc
Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp cần:
Mở tài khoản ngân hàng
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
Bước 1: Lựa chọn một trong các ngân hàng lớn có nhiều phòng giao dịch trên toàn quốc để tiện cho việc giao dịch.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu còn liệu lực của người đại diện pháp luật;
- 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Bước 3: Ra phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn chi tiết từng bước phải thực hiện.
Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, thường là 1 triệu với các tài khoản tiền VNĐ.
Nộp tờ khai và thuế môn bài
Doanh nghiệp cần chủ động nộp tờ khai và đóng thuế môn bài với cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời hạn nộp thuế môn bài
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh ngay (ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu doanh nghiệp mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngay.
Treo biển hiệu công ty
Doanh nghiệp bắt buộc phải làm biển hiệu công ty trong đó có ghi Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website) và gắn tại trụ sở chính của công ty.
Mua chữ ký số điện tử
Chữ ký số điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại.
Doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị kinh doanh dịch vụ chữ ký số để mua chữ ký số điện tử với giá thành hợp lý.
Công ty Quang Minh chuyên hoạt động tư vấn thành lập công ty. Với đội ngũ nhân viên tư vấn luật chuyên nghiệp sẽ mang đến cho quý khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất. Nếu có thắc mắc các vấn đề về thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0932068886 để biết thêm thông tin chi tiết.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...