THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản

Có thể thấy trải dài đất nước hình chữ S này, tài nguyên rừng ở nước ta vô cùng phong phú và đa dạng. Lĩnh vực kinh doanh chế biến và thương mại lâm sản chưa bao giờ ngừng “hot” trên thị trường, điều này giúp cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực luôn đạt được mức doanh thu ổn định. Vậy làm thế nào để Thành lập doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản? Hãy cùng tư vấn Quang Minh đi tìm hiểu qua các thông tin liên quan dưới bài viết này nhé!

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản

Định nghĩa lâm sản

Cụm từ “lâm sản” được dùng để gọi chung cho tất cả sản vật được khai thác từ tài nguyên rừng tự nhiên, trong đó gỗ là một trong những sản vật phổ biến được khai thác để chế tác các vật dụng lâm sản trên thị trường. Cụ thể là được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng nhà cửa, làm nguyên liệu thô,..
 
Nhờ vào sự đa dạng và tài nguyên rừng phong phú mà lĩnh vực chế biến lâm sản thuộc top 10 ngành sản xuất mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Do vậy, quyết định thành lập công ty trong lĩnh vực chế biến lâm sản sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng chiếm lấy thị phần người tiêu dùng và phát triển quy mô hoạt động trong thời gian ngắn.
 
Hầu hết mọi người khi nhắc đến lâm sản sẽ nghĩ ngày đến những sản vật làm từ gỗ, ngoài cụm từ trên thì mọi người cũng cầm biết đến những sản vật lâm sản ngoài gỗ, ở đây chủ yếu nói đến những thực vật có bậc thấp hơn gỗ như tre, trúc, mây, dược liệu, hoa, thảo mộc, nấm,...Tất cả chúng đều có chung một tên gọi là lâm sản ngoài gỗ. 
 

Lâm sản ngoài gỗ được phân loại thành 5 nhóm chính như :

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
  • Loại cây có sợi : cây tre, cây nữa, cây mây và một số loại cây khác có thân và lá có sợi;
  • Loại cây dùng làm mục đích chế biến thực phẩm : các loại cây có thân, rễ, chồi, lá, củ, quả được khai thác làm thực phẩm ăn uống;
  • Nhóm loại thực vật có công dụng chiết suất làm thuốc và mỹ phẩm;
  • Nhóm loại cây cho sản phẩm chiết suất như mủ, gôm, thuốc nhuộm, nhựa dầu,...
  • Nhóm còn lại bao gồm lá thị rừng.
Các sản phảm lâm sản ngoài gỗ được phân chia thành nhóm dựa trên công dụng và đặc điểm sinh học của chúng. Ngoài ra các điều kiện tự nhiên hay vị trí địa lý cũng là yếu tố để các nhà nghiên cứu làm cơ sở phân chia.
 

Một số quy định về chế biến lâm sản và thương mại lâm sản

Chế biến lâm sản

Đối với các công ty thuộc lĩnh vực chế biến các loài thực vật hay động vật rừng, theo Điều 67 của Luật lâm nghiệp thì các cơ sở trên cần tuân thủ các quy định về đầu tư, thành lập doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc thú y, chất lượng sản phẩm/hàng hóa tung ra thị trường, an toàn thực phẩm nơi chế biến, thực hiện đúng Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã.
Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
 
Trường hợp chế biến các loại động thực vật hoang dã và nguy cấp cần tuân thủ các điều kiện sau :
  • Đảm bảo nguồn gốc của mẫu vật chế biến hợp pháp và rõ ràng, lấy từ các cơ sở trồng cấy hoặc gây nuôi;
  • Đảm bảo nguồn gốc mẫu vật được khai thác hợp pháp tại rừng tự nhiên;
  • Tuân thủ quy định pháp luật tịch thu mẫu vật sau khi được xử lý;

Quyền và nghĩa vụ củ cơ sở chế biến bao gồm :

  • Cơ sở được quyền chế biến các sản vật lâm sản thuộc nhóm mặt hàng Nhà nước không cấm;
  • Cơ sở được hỗ trợ về mặt liên kết chuỗi sản xuất và chế biến, hướng dẫn áp dụng các chính sách đầu tư phát triển chế biến lâm sản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu vùng xa;
  • Cơ sở cần tuân thủ các quy định về chính sách đầu tư, thành lập doanh nghiệp, hồ sơ lâm sản hợp pháp, nguồn gốc xuát xứ của mặt hàng lâm sản;
  • Cơ sở cần chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ trong quá trình sản xuất.

Thương mại lâm sản

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
 
Dựa vào Khoản 1 Điều 72 của Luật lâm nghiệp về quy định việc quản lý thương mại lâm sản cụ thể :
  • Doanh nghiệp cần dự báo thị trường và định hướng phát triển chế biến lấm sản theo từng thời kỳ phát triển khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu thị trường;
  • Doanh nghiệp cần cung cấp các giấy phép chứng nhận đối với các mặt hàng lâm sản xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Việc xuất nhập khẩu, tạm nhập các mặt hàng động thực vật rừng với mục đích thương mại cần phải đáp ứng các quy định mà pháp luật VIệt Nam đề ra và Công ước về buôn bán quốc tế các mặt hàng trên;
  • Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại nội địa lâm sản cần chấp hành thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và tuân thủ quá trình kiểm tra nguồn gốc lâm sản của cơ quan quản lý.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở thương mại :
  • Cơ sở được quyền kinh doanh mặt hàng lâm sản thuộc nhóm mặt hàng Nhà nước không cấm;
  • Cơ sở được hỗ trợ về mặt hỗ trợ hợp tac liên kết chuỗi kinh doanh lâm sản, hướng dẫn áp dụng các chính sách đầu tư phát triển thị trường lâm sản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu vùng xa;
  • Cơ sở cần tuân thủ các quy định về chính sách đầu tư, thành lập doanh nghiệp, hồ sơ lâm sản hợp pháp, nguồn gốc xuát xứ của mặt hàng lâm sản;
  • Cơ sở cần chấp hành sự quản lý, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ trong quá trình sản xuất.

Từng bước thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
 

Ngành nghề kinh doanh

Trước hết để tiến hành thành lập công ty trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản, là chủ doanh nghiệp bạn cần phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp mà dịch vụ thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ liệt kê dưới đây, cụ thể :
  • 1610 : ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ
  • 1621 : ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực sản xuất gỗ dán, ván ép, gỗ lạng và một số sản phẩm ván mỏng khác
  • 1622 : ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực sản xuất đồ gỗ xây dựng
  • 1623 : ngành, nghề kinh doanh lĩnh vực sản xuất bao bì bằng gỗ
  • 1629 : ngành nghề kinh doanh lĩnh vực sản xuất sản phẩm khác từ gỗ (tre, nứa, vật liệu tết bện,...)
 

Hồ sơ thành lập 

Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
Sau khi đã chọn được ngành nghề kinh doanh theo mong muốn, tiếp đến bạn cần chuẩn bị công tác lập hồ sơ bao gồm các giấy tờ liên quan như :
  • Mẫu giấy doanh nghiệp đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp;
  • Thông tin về vốn điều lệ dự thảo của doanh nghiệp;
  • Bản sao một trong các giấy tờ tùy thân (cmnd, cccd, hộ chiếu), tất cả cần phải có chứng thực rõ ràng từ cơ quan có thẩm quyền;
  • Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn thành lập (nếu doanh nghiệp thuộc loại hình công ty tnhh, công ty cổ phần, công ty hợp danh);
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân/đơn vị đại diện chủ doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập (nếu có).
Công tác chuẩn bị hoàn thành, doanh nghiệp sẽ nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc địa bàn doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng từ 06-08 ngày cơ quan quản lý sẽ xét duyệt và cấp giấy chứng nhận cho hồ sơ hợp lệ, trường hợp hồ sơ bị từ chối sẽ đính kèm văn bản nêu rõ lý do hồ sơ không hợp lệ.
Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
 
Mọi thắc mắc về quy trình thành lập doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, doanh nghiệp có thể liên hệ đến hotline 0932 068 886 của Công ty Thành lập doanh nghiệp trọn gói Quang Minh để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ nhân viên của công ty.
  • Currently 4.79/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 3234 đánh giá
Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
Thành lập công ty chế biến và thương mại lâm sản
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886