THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là việc tạo lập, thành lập  nên một tổ chức kinh doanh khi hội tụ đầy đủ các diều kiện cần và đủ như cá nhân, tồ chức phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trụ sở, nhân lực, vật lực, dây chuyền sản xuất, nhà xưởng, vốn,... Vậy ai là người có quyền thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp?

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Sau đây là thông tin về những ai có quyền thành lập công ty, góp vốn, mua phần vốn góp công ty Quang Minh tư vấn cho bạn, hãy tham khảo và nắm rõ để thành lập doanh nghiệp vững vàng.

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, n vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
 
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
  • Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
  • Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  • Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Trên thực tế, có thể thấy đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp nhiều hơn thành lập doanh nghiệp.  Vốn góp mục đích sau cùng là thu lợi nhuận nên không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của công ty nên đối tượng nhiều hơn để đảm bảo quyền tự do kinh doanh.

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Bản chất của phần vốn góp và cổ phần

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên sở hữu phần vốn góp còn đối với công ty cổ phần thì thành viên sở hữu cổ phần. Phần vốn góp cũng như cổ phần đều có ý nghĩa thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn chủ sở hữu của công ty. Đúng như Quý khách nhận định, cơ cấu và giá trị vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là một vấn đề phức tạp, đây là vấn đề được điều chỉnh bởi nhiều quy định khác nhau, bao gồm các quy định của Luật doanh nghiệp 2014, pháp luật về chứng khoán, pháp luật về kế toán.

Về bản chất, phần vốn góp và cổ phần có ý nghĩa như sau:

  • Thể hiện quyền sở hữu của thành viên và cổ đông đối với vốn của chủ sở hữu;
  • Tạo cho thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông quyền của thành viên và cổ đông;
  • Thể hiện giới hạn trách nhiệm của thành viên và cổ đông đối với nghĩa vụ nợ của công ty;
  • Đối với công ty cổ phần, cổ phiếu là một loại chứng khoán.

Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

Quyền sở hữu của thành viên hoặc cổ đông đối với vốn chủ sở hữu

Quyền sở hữu của các thành viên đối với vốn điều lệ và các khoản mục khác trong công ty trách nhiệm hữu hạn thể hiện qua phần vốn góp, cũng như vậy quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần thể hiện ở cổ phần.Vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị phần vốn góp và mệnh giá cổ phần cam kết hoặc thực góp của thành viên hay cổ đông. Việc thành viên hay cổ đông sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong công ty có ý nghĩa tạo ra quyền của các thành và cổ đông đối với các khoản mục khác của vốn chủ sở hữu khi thành viên hoặc cổ đông có quyền đó theo pháp luật và điều lệ. Quyền của thành viên và cổ đông
Sở hữu phần vốn góp hay cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng làm phát sinh các quyền của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ hay rộng hơn là pháp luật. Thành viên và cổ đông sẽ có quyền theo quy định của điều lệ công ty liên quan đến tư cách thành viên và cổ đông cũng như theo quy định của pháp luật.
 
Quản lý doanh nghiệp

Giới hạn trách nhiệm đối với nghĩa vụ nợ của công ty

Bên cạnh sở hữu quyền, việc sở hữu phần vốn góp và cổ phần trong vốn chủ sở hữu cũng đồng thời làm phát sịnh các nghĩa vụ của thành viên và cổ đông theo quy định của điều lệ và rộng hơn là pháp luật, trong đó trách nhiệm quan trọng nhất là đối với nghĩa vụ nợ của công ty.

Tài sản và chứng khoán

Phần vốn góp và cổ phần được ghi nhân là một loại tài sản. Phần vốn góp và cổ phần không được coi là bất động sản vì không gắn liền với đất đại (theo quy định tại Điều 107 Bộ luật dân sự 2015). Như vậy các thành viên và cổ đông có các quyền đối với phần vốn góp và cổ phần như các quyền đối với động sản khác như: để lại thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp hay định đoạt dưới hình thức khác phần vốn góp/cổ phần cũng như những quyền phát sinh từ phần vốn góp/cổ phần đó.
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Những thông tin trên cung cấp những quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ cho chúng tôi công ty Quang Minh chuyên hoạt động tư vấn thành lập công ty uy tín chất lượng. Công ty Quang Minh là công ty tư vấn được nhiều nhà đầu tư trên toàn quốc lụa chọn hàng đầu. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ hotline 0932068886 để được tư vấn miễn phí.
  • Currently 4.74/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.75 sao của 2782 đánh giá
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886