THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Kinh doanh thực phẩm là một ngành kinh doanh đã có từ rất lâu đời, là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà các nhà đầu tư đang hướng đến. Vì hiện nay nhu cầu ăn uống của con người ở mọi lứa tuổi càng tăng cao vượt bậc và cấp thiết. Con người cần được cung cấp thực phẩm mỗi ngàyVì vậy, đối với ngành kinh doanh thực phẩm, đây là một ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu Tư năm 2016. Sau đây là bài viết hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục thành lập công ty nhanh. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây.

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Quy trình thành lập công ty kinh doanh thực phẩm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty

  • Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
  • Danh sách thành viên với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sang lập đối vời công ty cổ phần
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ: thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hô chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên hoặc cổ đông sang lập, giấy chứng nhận đănng kí doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tồ chức và văn bản ủy quyền.

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký Thành lập doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế:

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

  • Treo biển tại trụ sở công ty
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  • Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với cơ quan nhà nước
  • Đăng kí số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
  • Kê khai và nộp thuế môn bài
  • In, phát hành hóa đơn già trị gia tăng

Một số loại thuế doanh nghiệp cần lưu ý khi thực hiện quy trình thành lập công ty

Thuế GTGT
  • Doanh nghiệp thành lập nhưng không phát sinh doanh thu vẫn phải nộp tờ khai thuế GTGT theo pháp luật quy định.
  • Kê khai thuế GTGT được thực hiện theo phương pháp chính là khấu trừ và trực tiếp, được thực hiện theo tháng và theo quý trong năm. Hiện nay đa số doanh nghiệp Việt Nam đều chọn phương pháp khấu trừ để kê khai thuế cho mình.
  • Phương pháp khấu trừ : phương pháp này được hiểu như sau nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì doanh nghiệp buộc phải nộp phần chênh lệch giữa 2 mức thuế đó. Ngược lại nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần chênh lệch đó.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Cứ mỗi quý căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà người thực hiện trách nhiệm kê khai thuế phải tạm nộp số thuế TNDN của quý với thời hạn nộp chậm nhất là vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. 
  • Thuế TNDN được tính dựa trên công thức sau : Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN. 
  • Thường thì loại thuế TNCN được tính theo tháng hoặc theo quý. Theo pháp luật quy định về tổ chức , cá nhân trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì phải thực hiện nộp khai thuế theo tháng và quý, trong trường hợp không phát sinh khấu trừ thuế TNCN thì không phải kê khai.
  • Tính thuế TNCN theo công thức : Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất, trong đó Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ; Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản thu nhập được miễn thuế - các khoản thu nhập không chịu thuế
Lệ phí môn bài
  • Doanh nghiệp cần kê khai lệ phí môn bài một lần trong giai đoạn doanh nghiệp vừa mới thành lập và hoạt động kinh doanh. Thời hạn khai lệ phí được tính vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu đăng ký hoạt động kinh doanh ghi rõ trên giấy. 
  • Trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì lệ phí môn bài được tính là 03 triệu/ năm.
  • Trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì mức lệ phí phải đóng là 02 triệu/ năm.
  • Trường hợp các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị tổ chức kinh tế khác sẽ có mức lệ phí môn bài là 01 triệu/ năm.

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Bước 5: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Lưu ý khi về mã ngành nghề của ngành kinh doanh thực phẩm

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Đối với ngành kinh doanh thực phẩm, ngành nghề kinh doanh sẽ chia ra 2 mảng là bán buôn (bán sỉ) và bán lẻ tại các cửa hàng chuyên doanh. Nên khi đăng ký và áp mã ngành cho ngành bán thực phẩm, bạn nên đăng ký cả 2 ngành này. Sau đây là đề xuất của dịch vụ thành lập công ty đối với công ty kinh doanh thực phẩm. Chi tiết như sau:
  • Mã ngành: 4632 (chính) - Bán buôn thực phẩm (Không hoạt động tại trụ sở) (*)
  • Mã ngành: 4781 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
  • Mã ngành: 4711 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
  • Mã ngành: 4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành: 4933 - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Mã ngành: 8299 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh

(*): Vì sao ngành nghề chính của công ty bạn là ngành kinh doanh thực phẩm là có dòng Không hoạt động tại trụ sở? Vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ không quản lý việc cấp phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Nên sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn phải thực hiện tiếp thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có thể kinh doanh thực phẩm tại trụ sở chính.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại bình dương giá rẻ

 

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Như đã trình bày từ trước, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có thể hoạt động tại trụ sở kinh doanh của mình. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Đơn vị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hoặc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, thì việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm của bạn đã hoàn thành. chúc các bạn thành công!

  • Currently 4.75/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 3106 đánh giá
Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886