Quy trình đăng ký thành lập công ty quản lý tài sản
Những vấn đề về tài chính luôn khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải làm việc với các con số và giấy tờ liên quan. Do vậy, nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực quản lý tài sản được ra đời như một giải pháp giải quyết vấn đề trên. Vậy làm cách nào để Thành lập doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực quản lý tài sản khi nhu cầu giải quyết vấn đề tài chính ngày càng tăng mạnh? Các bước quy trình thành lập công ty quản lý tài sản sẽ được nêu rõ dưới bài viết sau.
Định nghĩa công ty quản lý tài sản
Pháp luật quy định công ty quản lý tài sản được thực hiện các hoạt động bao gồm :
- Thực hiện hoạt động mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;
- Thực hiện hoạt động thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;
- Thực hiện hoạt động cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ của khách hàng, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng đi vay.
- Thực hiện hoạt động đầu tư, nâng cấp, khai thác, sử dụng, thuê tài sản bảo đảm;
- Thực hiện hoạt động quản lý khoản nợ xấu đã mua, kiểm tra và giám sát hồ sơ, tài liệu của những tài khoản có liên quan đến khoản nợ xấu;
- Thực hiện hoạt động tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;
- Thực hiện hoạt động đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;
- Thực hiện hoạt động bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký vay vốn tại các tổ chức tín dụng;
- Thực hiện một số hoạt động khác phù hợp với chức năng của công ty được Nhà nước quy định.
Ưu điểm và nhược điểm của công ty quản lý tài sản
- Hỗ trợ quản lý chuyên nghiệp trong việc giải quyết nợ xấu và chịu trách nhiệm pháp lý trước luật pháp;
- Công ty được phép tham gia đa dạng hóa danh mục đầu tư;
- Công ty có được nhiều sự lựa chọn đầu tư;
- Công ty có lợi thế kinh tế nhờ quy mô hoạt động lớn.
- Chi phí hoạt động quản lý khá lớn;
- Yêu cầu số tiền tối thiểu cho tài khoản công ty nhiều;
- Công ty có nhiều rủi ro hoạt động kém hiệu quả trong thị trường.
Cơ cấu tổ chức của công ty quản lý tài sản
Ban mua và quản lý nợ : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc xây dựng kế hoạch xử lý các hoạt động mua, quản lý nợ theo quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt.
Ban kế hoạch và quản lý rủi ro : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc thực hiện công tác báo cáo quản lý tài sản, cảnh báo và kiểm soát rủi ro đối với các hoạt động mua, bán, xử lý nợ mua theo giá thị trường. Ngoài ra đề xuất các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo các hoạt động quản lý tài sản trong giới hạn an toàn.
Ban đầu tư và mua bán nợ thị trường : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc lập cơ chế nghiệp vụ cho các hoạt động đầu tư trong việc mua, bán, xử lý nợ.
Ban đấu giá tài sản : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc bán đấu giá và xây dựng các quy trình tiêu chuẩn theo pháp luật quy định hoạt động bán đấu giá tài sản.
Ban pháp chế : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong vấn đề liên quan đến pháp lý để giảm rủi ro có thể phát sinh vi phạm quy định pháp luật.
Ban kiểm tra – giám sát : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên thực hiện giám sát các quy trình hoạt động trong doanh nghiệp, nhằm tuân thủ theo chính sách nội bộ, thủ tục đã ban hành.
Ban công nghệ thông tin : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc phát triển các hoạt động về truyền thông cho công ty, quản lý và vận hành phát triển hệ thống CNTT (cơ sở vật chất, thiết bị phần cứng, phần mềm ứng dụng,..).
Ban tài chính – kế toán : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc giải quyết hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra công tác tài chính kế toán trong doanh nghiệp.
Ban hành chính – nhân sự : có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc hoặc Ban hội đồng thành viên trong việc tổ chức và kiểm tra các đơn vị thực hiện đúng quy định, quy chế nội quy lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.
Quy trình thành lập công ty tnhh một thành viên
- Công ty TNHH 1 thành viên được biết đến là công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức đại diện doanh nghiệp làm chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản và khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký.
- Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp từ cơ quan có thẩm quyền. Sau khi nhận được giấy chứng nhận công ty phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ với tư cách là một thương nhân theo quy định pháp luật.
- Công ty TNHH 1 thành viên cần phải đảm bảo có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của công ty dựa trên số vốn cam kết hoặc số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Ngoài ra chủ sở hữu công ty đươc quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác, nhưng đảm bảo cần phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định.
- Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu, nhưng được phát hành trái phiếu để huy động vốn dựa trên nhu cầu của mình.
Xem thêm : Ưu điểm và Nhược điểm của Công ty TNHH một thành viên
Hồ sơ thành lập công ty tnhh một thành viên gồm có:
- Giấy đề nghị cơ quan pháp luật cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp theo mẫu;
- Một trong những bản sao giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu), đều được chứng thực;
- Giấy ghi rõ thông tin vốn điều lệ của công ty dự thảo;
- Giấy ủy quyền cho bên cá nhân hoặc tổ chức đại diện chủ sở hữu nộp hồ sơ (nếu có).