THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không còn quá xa lạ đối với nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt khi đã diễn ra từ những năm 1992 – Điều này xuất phát từ thực trạng kinh doanh kém hiệu quả của hệ thống doanh nghiệp Nhà nước. Việc cổ phần hóa góp phần chuyển đổi nền kinh tế phù hợp với nền kinh tế thị trường. Hãy cùng thành lập doanh nghiệp trọn gói tìm hiểu những thông tin sau đây nhé:

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là gì? 

Đây là tên gọi của công việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần tại Việt Nam. Được thực hiện với mục đích tránh gây ra mâu thuẫn sâu sắc với bộ phận cán bộ và nhân dân lo ngại về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Có thể nói rằng thực trạng chung của các doanh nghiệp nhà nước là làm ăn thường xuyên thua lỗ dẫn đến mức khấu hao tài chính rất lớn cho nhà nước. Chính vì vậy kể từ năm 1990 hình thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành thử nghiệm. Trải qua 20 năm phát triển đã chính thức được áp dụng rộng rãi vào năm 2010. Giúp cắt giảm một lượng lớn mức chi phí đền bù thua lỗ mà nhà nước phải chịu từ các công ty kinh doanh của mình.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo nên sự thúc đẩy trong sản xuất và kinh doanh của nhân viên trong doanh nghiệp. Thay vì hoạt động vì mục đích chung thì họ lao động cho chính họ vì lợi nhuận của họ ứng với số vốn mà họ đã đầu tư.
Huy động được nguồn vốn của người lao động và nhân dân giảm bớt được gánh nặng tài chính đè lên vai các cơ quan nhà nước.
Với việc cổ phần hóa trách nhiệm của người lãnh đạo và nhân viên trong công ty sẽ được gắn chặt vào lợi ích của công ty. Do đó trách nhiệm trong công việc sẽ nhiều hơn giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn của các cơ quan nhà nước.
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Điều kiện doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa

Điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa khi đảm bảo 02 điều kiện:
  • Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
  • Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Lưu ý: Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau:
  • Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.
  • Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật;
  • Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần gồm 3 bước:
Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá
Theo đó phương án cổ phần hóa sẽ bao gồm: Thành lập ban chỉ đạo giúp việc, Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu,…
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá
Thực hiện theo phương án cổ phần hóa của ban chỉ đạo.
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần.
Trong quá trình thực hiện, cơ quan quyết định cổ phần hoá, Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời nhiều bước để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp.
Quý khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin về thành lập doanh nghiệp của công ty Quang Minh chúng tôi. Xin cảm ơn
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa

Bao gồm:
  • Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
  • Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
  • Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
  • Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
  • Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
  • Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
  • Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.

Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:

  • Đấu giá công khai;
  • Bảo lãnh phát hành;
  • Thỏa thuận trực tiếp;
  • Phương thức dựng sổ (Booking building).
  • Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Chi phí thực hiện cổ phần hóa

Chi phí thực hiện cổ phần hóa bao gồm:

Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp;

  • Tiền thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa (tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;
  • Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;
  • Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Hạn chế của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Bất cứ công việc nào đều có hạn chế của mình và việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng không phải là ngoại lệ. Với việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp phải:
  • Với lãnh đạo doanh nghiệp: việc đã quen với việc được ưu đãi về quyền lợi và địa vị cá nhân khiến các lãnh đạo doanh nghiệp khó có thể thích ứng được với công việc tự làm tự ăn khi cổ phần hóa doanh nghiệp. Ngoài ra còn tồn tại một vấn đề đó là các lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu một số vốn lớn sẽ chiếm lĩnh được một lượng cổ phần lớn và chu trình này có thể lặp lại.
  • Đánh giá đúng doanh nghiệp nhà nước : hiện nay không phải doanh nghiệp nà nước nào cũng đều làm ăn thua lỗ. Do vậy cần đánh giá đúng doanh nghiệp cần phải cổ phần hóa hay không. Có như vậy thì mới có thể giúp cho công việc này thực sự có hiệu quả.
  • Hạn chế của nhân viên công ty: vừa là cơ hội và đồng thời là thách thức đối với nhân viên của doanh nghiệp cổ phần hóa. Bởi số vốn đầu tư ít ỏi khiến cơ hội của họ để làm chủ tài chính của mình không quá nhiều bởi tiềm ẩn rủi ro công việc này là khá lớn.

Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021

Trên đây là toàn bộ những thông tin mới cập àm chúng tôi vừa cập nhật về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc về vấn đề nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giiar quyết kịp thời ngay nhé. 
 
4.55 sao của 1508 đánh giá
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021
Quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp 2021
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing

Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing

Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng...
Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing

Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing

Digital marketing không còn là ngành nghề xa lạ đối với con người hiện nay. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiếp thị,...
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe được chế biến từ các dược phẩm hay các động thực vật ăn...
Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất

Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất

Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”,...
Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp

Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp

Con người đang sống ở thời đại đỉnh cao của nền văn hoá hiện đại, công nghệ cao. Chúng ta đang từ bước chuyển...
Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn

Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn

Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc kinh doanh LLC khác nhau xuất hiện. Hãy nhớ rằng việc lựa chọn một loại hình...
0932.068.886