Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn với công ty cổ phần và các trường hợp miễn giảm thuế
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có mô hình xây dựng tương đối giống nhau. Từ số lượng thành viên tham gia cho đến bộ máy quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy, việc phân biệt công ty TNHH và công công ty CP là việc quan trọng khi lựa chọn đăng ký thành lập công ty, giúp cho các nhà lãnh đạo dễ dàng quản lý công ty phù hợp theo mục tiêu đã đề ra.
Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại hình công ty nào để tiến hành kinh doanh? Nên thành lập công ty TNHH hay Công ty cổ phần là câu hỏi của
nhiều Start up hiện nay. Nếu đã quyết định được loại hình kinh doanh thì bạn có thể liên hệ cho tư vấn Quang Minh hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh đúng với quy định của pháp luật.
Dưới đây tư vấn Quang Minh xin nêu rõ sự khác nhau giữa 2 loại hình doanh nghiệp này:
Công ty Cổ Phần và công ty TNHH có mô hình xây dựng tương đối giống nhau khác nhau về số lượng thành viên tham gia góp vốn cho đến bộ máy quản lý và điều hành công ty. Chính vì vậy việc phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần là việc quan trọng khi lựa chọn loại hình để đăng ký thành lập công ty.
Thành viên tham gia
- Công ty TNHH: có thành viên tham gia là các cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn thành lập công ty. Tất cả các vấn đề về thay đổi người quản lý vốn góp đều phải tuân thủ theo hội đồng thành viên. Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì chỉ có 1 thành viên là chủ sở hữu của công ty. Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên, số lượng thành viên tối thiểu là 2 người và tối đa là 50 người.
- Công ty cổ phần: ảnh hưởng bởi người sở hữu cổ phần công ty rất lớn. Chính vì thế việc bị chi phối từ bên ngoài có thể xảy ra khi bị thâu tóm hoặc mua lại phần vốn góp với tỷ lệ chiếm hữu lớn. Về số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông và không giới hạn về số cổ đông tối đa.
Huy động vốn
Công ty cổ phần được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu để gia tăng vốn đầu tư. Trong khi đó công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu mà chỉ kêu gọi thêm thành viên góp vốn vào để tăng vốn.
Quản lý và điều hành công ty
Bộ máy quản lý Công ty cổ phần phức tạp hơn bao gồm hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị.
Công ty TNHH đơn giản hơn nhiều chỉ có hội đồng thành viên gồm chủ tịch hội đồng thành viên và các thành viên góp vốn.
Ưu, nhược điểm của Công ty TNHH và Công ty Cổ phần:
Công ty TNHH:
Ưu điểm:
- Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Việc quản lý và điều hành công ty TNHH không quá phức tạp do số lượng các thành viên không nhiều;
- Chế độ chuyển nhượng phần vốn góp được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên công ty.
Nhược điểm:
- Do tên gọi và chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng;
- Việc huy động vốn của công ty TNHH bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phần.
Công ty Cổ Phần:
Ưu điểm:
- Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty;
- Năng lực hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề;
- Chuyển nhượng cổ phần dễ dàng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia góp vốn, mua cổ phần.
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần linh hoạt tạo điều kiện để nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng;
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích;
- Quá trình thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp trong nước
Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.
Miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập của các cơ sở kinh doanh trong nước
Căn cứ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung 2013 quy định:
- Thu nhập của cơ sở kinh doanh từ việc thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học.
- Thu nhập của cơ sở kinh doanh từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
- Thu nhập của cơ sở kinh doanh từ hoạt động sản xuất; kinh doanh; dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dành riêng cho người tàn tật.
- Thu nhập của cơ sở kinh doanh từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật; người dân tộc thiểu số, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
Miễn thuế, giảm thuế đối với các cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập
Cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập thuộc lĩnh vực ưu đãi sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm đầu; kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% cho 2 năm tiếp theo.
- Trường hợp cơ sở được thành lập và hoạt động ở những địa bàn được xét ưu đãi đầu tư; như: Huyện thuộc vùng núi; hải đảo và vùng có khó khăn thì thời gian giảm thuế được kéo dài thêm 2 năm.
Cơ sở sản xuất mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu đãi đầu tư; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập 2 năm đầu; kể từ khi cơ sở có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho cơ sở trong 3 năm tiếp theo.
- Nếu cơ sở đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm đầu; kể từ khi cơ sở có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho cơ sở trong 9 năm tiếp theo.
- Nếu cơ sở đầu tư ở các huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và hải đảo; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập trong 4 năm; kể từ khi cơ sở có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho cơ sở trong 7 năm tiếp theo.
- Nếu cơ sở đầu tư ở những vùng khó khăn khác; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập trong 3 năm đầu; kể từ khi cơ sở có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% cho cơ sở trong 5 năm tiếp theo.
Miễn thuế, giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư
Cơ sở kinh doanh, dịch vụ mới thành lập thuộc ngành nghề được ưu đãi đầu tư; theo quy định sẽ được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm đầu; kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế. Thường thì các công ty khai báo thuế theo định kì của nhà nước quy định và nộp thuế trong thời gian cho phép nếu không sẽ bị xử phạt
- Nếu doanh nghiệp đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số ở miền núi cao; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu; kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
- Nếu doanh nghiệp đầu tư ở những huyện thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo; theo quy định sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu; kể từ khi doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế và giảm 50% cho doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo.
- Nếu đầu tư ở những vùng khó khăn khác thì được miễn thuế thu nhập 1 năm đầu; kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo.
Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới; mở rộng quy mô; đổi mới công nghệ; cải thiện môi trường sinh thái; nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm của năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tăng thêm do đầu tư mới mang lại của 2 năm tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong nước di chuyển đến miền núi; hải đảo và vùng có khó khăn khác được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu; kể từ khi cơ sở có thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo đỡ một phần phí trong tổng chi phí thành lập công ty với nhiều thủ tục, giấy tờ cũng cần chi phí, xin con dấu,...cần chi phí để xác nhận kinh doanh hợp pháp.
Trên đây là quy định của pháp luật về các trường hợp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với thanhlapcongtyonline.com để được tư vấn về dịch vụ Thành lập doanh nghiệp cho công ty với các thủ tục hợp pháp theo đúng quy định.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...