Những nguyên tắc khi quyết toán thuế không thể bỏ qua dành cho các doanh nghiệp
Quyết toán thuế là một trong những công việc mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua và cần phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định. Mặc dù các doanh nghiệp đã chuẩn bị trước đó nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng sai sót khi quyết toán thuế. Vì vậy, Quang Minh chúng tôi hôm nay sẽ đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi quyết toán thuế dành cho các doanh nghiệp.
Nguyên tắc vàng khi quyết toán thuế
Hợp tác – đúng lúc – đúng việc khi cung cấp hồ sơ giấy tờ
- Trước khi tiến hành quyết toán thì các cán bộ thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp lập một danh sách các bảng biểu để phục vụ quyết toán (Họ sẽ đưa ra một loạt danh sách bảng biểu, có cái có mẫu sẵn, có cái không). Doan nghiệp cần phải tổng hợp tất cả mẫu biểu trong danh sách được yêu cầu nhưng dựa phải vào danh sách đó doanh nghiệp cần phải cân nhắc xem cái nào rõ ràng, doanh nghiệp có chắc chắn giải trình các vấn đề vấp phải trong đó thì gửi trước. Doanh nghiệp nên gửi theo thứ tự sau:+ Bảng thống kê các hoá đơn đầu vào, đầu ra theo từng năm. Trong bảng kê đầu vào doanh nghiệp nên cố gắng ghi rõ thời giai thực hiện chuyển tiền cho các hoá đơn lớn hơn 20 triệu.
- Tổng hợp các bảng kê các sản phẩm, dịch vụ, công trình xuất ra;
- Danh sách các công nhân viên trong năm: Nên ghi thời gian của hợp đồng, Thông tin về mã số thuế và Thông tin cá nhân;
- Danh sách thông tin khách hàng, nhà cung cấp chưa giải quyết được công nợ;
- Danh sách tất cả các khoản vay (nên gửi cuối cùng)
- Khi cơ quan thuế có yêu cầu gửi hồ sơ giấy tờ thì kế toán doanh nghiệp nên gửi bản phô tô, hạn chế gửi file mềm.
Có thái độ hợp tác, tôn trọng với cán bộ thuế
- Áp dụng một trong những nguyên tắc quan trọng khi cán bộ thuế đến doanh nghiệp thanh tra là phải có thái độ hợp tác và thể hiện các kỹ năng chuyên nghiệp cần thiết.
- Với nguyên tắc cài gì biết thì tiến hành làm trước,khó làm sau, kế toán viên cần phải xem những biểu mẫu nào dễ để có thể hoàn thiện trong thời gian ngắn và không xảy ra nhiều vấn đề trục trặc thì ưu tiền. Còn những vấn đề nào khó thì có thể tiền hành làm sau.
- Để cán bộ, thanh tra thuế có thiện cảm tốt và ấn tượng sâu sắc thì nhiệm vụ của kế toán là phải luôn chú ý nghe điện thoại của họ, có thể tránh được những khó khăn khí quyết toán thuế về sau. Nếu kế toán cần thêm thời gian để hoàn thành biểu mẩu thì kế toán cần chuẩn bị sẵn những lý do thuyết phục như đi công tác để tăng thêm độ tin cậy với cán bộ thuế
Tận dụng triệt để thời gian
Khi doanh nghiệp nhận được thông báo Quyết toán thuế, việc đầu tiên kế toán viên cần làm là dựa vào những nội dung yêu cầu của Quyết toán, Kế toán kết hợp với các bộ phận liên quan rà soát, kiểm tra cẩn thận toàn bộ hồ sơ theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế nêu tại Thông báo.
Trong trường hợp 1: Hồ sơ, chứng từ, hợp đồng doanh nghiệp quá lộn xộn, giấy tờ đúng sai lẫn lộn, thì việc đầu tiên là kế toán cần lập bảng note các vấn đề cần giải quyết, những vẫn phải dựa vào số lượng giấy tờ, vấn đề và thời gian còn lại (tính tới khi quyết toán). Nếu kế toán doanh nghiệp không đủ thời gian đến thời điểm quyết toán thuế có thể có 2 phương án giải quyết sau đây:
- Phương án 1: Doanh nghiệp cần thuê dịch vụ báo cáo thuế, rà soát sổ sách và quyết toán thuế của các Đại lý thuế có đầy đủ điều kiện theo quy định để đảm bảo thời gian quyết toán đúng theo quy định.
- Phương án 2: Doanh nghiệp cần kéo dài thời gian để hoàn thiện các nội dung cần quyết toán, bằng cách thương lượng, thõa hiệp với cán bộ thuế và làm công văn xin đẩy lùi lại lịch quyết toán.
Đối với rường hợp 2: Hồ sơ doanh nghiệp tạm đã được sắp xếp ổn thõa thì kế toán cùng các bộ phận liên quan hoàn thiện nốt những hồ sơ còn thiếu, sắp xếp in ấn thành từng mục và lưu trữ lại để sẵn sàng quyết toán thuế với cơ quan.
Kiểm tra biên bản trước khi ký
Sau khi kiểm tra biên bản xong thì đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản tạm thời và thông báo lại cho doanh nghiệp. Trước khi giám đốc và kế toán viên đặt bút ký vào biên bản , nên rà soát lại toàn bộ biên bản xem những chi phí gì được liệt kê và phân tích đã đúng hay chưa và nếu số liệu nào không đúng cần thông báo lại ngay với cơ quán thuế
Chú ý: Đối với thuế TNDN có 4 điều kiện sau:
- Ngành phục vụ sản xuất kinh doanh (cần phải giải thích đúng luật, hợp tình hợp lý)
- Có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (đối với hóa đơn chi trên 20 triệu đồng)
- Có tất cả hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp pháp
- Không có trong hồ sơ những điểm không được trừ
Nộp tiền thuế, tiền phạt khi có biên bản, quyết định phạt của cơ quan thuế
Khi doanh nghiệp nhận được biên bản, quyết định cuối cùng, kế toán cần phải sắp xếp ngay kế hoạch tài chính để nộp thuế, không để cơ quan thuế ra thông cáo cưỡng chế nợ thuế. Việc làm này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức phạt thuế sau này của doanh nghiệp.
Kiểm tra, rà soát toàn bộ những hồ sơ có liên quan
Thời điểm cuối năm là thời gian mà cơ quan thuế sẽ tổng hợp danh sách những doanh nghiệp thuộc diện phải thanh tra, quyết toán thuế trong năm tới để tiến hành kiểm tra. Sau khi có danh sách chính thức, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo về kế hoạch cũng như nội dung cần quyết toán. Doanh nghiệp cần phải kiểm tra, rà soát, xem xét cẩn thận hồ sơ quyết toán thuế kèm theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế. Sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra như sau:
- TH1: Nếu trong trường hợp hồ sơ của doanh nghiệp không đạt yêu cầu theo nội dung kiểm tra của cơ quan thuế, thiếu những giấy tờ và có nhiều sai sót thì kế toán cần phải bổ sung ngay những hồ sơ còn thiếu sót. Và cách để kéo dài thời gian quyết toán thuế đối với doanh nghiệp là trao đổi với cán bộ thuế để nhờ họ có thề dời lịch quyết toán của doanh nghiệp mình ra phía sau.
- TH2: Nếu hồ sơ đã đạt được tất cả các yêu cầu, kế toán cần hoàn thiện nốt những hồ sơ còn thiếu và sắp xếp đầy đủ thành từng thư mục để sẵn sàng tiếp đón đoàn kiểm tra.
Trên đây là những kinh nghiệm bổ ích mà công ty chúng tôi đã tổng hợp hy vọng có thể giúp kế toán có thể vượt qua kỳ thanh tra, quyết toán thuế cuối năm 2021 sắp tới. Hy vọng doanh nghiệp cũng như kế toán sẽ nắm được toàn bộ những nguyên tắc này và áp dụng thành công trong thực tiễn doanh nghiệp.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...