Những loại thuế phải nộp sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục để thành lập công ty, doanh nghiệp cần lưu ý những điều quan trọng trong quá trình hoạt động của mình, trong đó đóng thuế, lệ phí cho nhà nước là nghĩa vụ bắc buộc phải thực hiện. Sau đây, Công ty tư vấn Quang Minh sẽ đưa ra những thông tin giải đáp các thắc mắc về những loại thuế chung mà doanh nghiệp nào cũng phải đóng theo quy định pháp luật.
1. Doanh nghiệp phải nộp thuế (lệ phí) môn bài:
a. Vậy thuế môn bài là gì ?
Lệ phí môn bài là khoản tiền phải nộp định kỳ hàng năm dựa trên số vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .Có thể hiểu đơn giản, đây là mức thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Mức thu sẽ dựa theo vốn mà công ty đăng ký; doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy quốc gia/địa phương.
b. Đóng thuế môn bài như thế nào ?
Doanh nghiệp nộp phí môn bài theo mức vốn điều lệ được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( điều 4, nghị định 139/2016/NĐ-CP), cụ thể như sau:
- Mức 1: nếu vốn đăng ký từ 10 tỷ trở xuống: thuế môn bài phải nộp là 2 triệu/năm.
- Mức 2: nếu vốn đăng ký trên 10 tỷ : thuế môn bài phải nộp là 3 triệu/năm.
- Mức đóng dành cho đơn vị hạch toán phụ thuộc như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, kho hàng : 1 triệu.
Từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu.
2. Doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp :
a. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế gì ?
Thuế TNDN là loại thuế thu trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Có thể hiểu đơn giản, đây là loại thuế phải thu dựa trên lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp ( đã trừ các khoản chi phí hợp lý).
b. Vậy nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện như thế nào ?
Ta có công thức tính thuế như sau : thuế thu nhập DN = Thu nhập thuế * Thuế suất thuế thu DN.
Trong đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được tính cựa vào doanh thu của DN đó trong năm, cụ thể như sau:
- Doanh thu đến 20 tỷ đồng : Thuế suất thuế TNDN là 20%
- Doanh thu từ trên 20 tỷ đồng: Thuế suất thuế TNDN là 22%
- Doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm,thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm tại Việt Nam: Thuế suất thuế TNDN là 32% đến 50% ( và mức thuế được quyết định sao cho phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Đặc biệc, theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường kể trên.
3. Thuế thu nhập cá nhân:
a. Thuế thu nhập cá nhân là gì ?
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp sẽ nộp thay cho người lao động, được tính theo tháng, kê thai theo tháng hoặc quý và kết toán theo năm.
Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.
b. Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập các nhân như thế nào ?
Thuế thu nhập cá nhân được tính dựa vào thu nhập chịu thuế và thuế suất, trong đó:
-Thu nhập chịu thuế của cá nhân lao động trong doanh nghiệp bao gồm:
- Tiền lương, tiền công; Trợ cấp, phụ cấp (trừ 1 số trường hợp theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân 2007); Tiền thù lao lao động nhận dưới các hình thức; Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, …
- Phần trăm thuế thu nhập cá nhân cụ thể như sau:
- Dưới 5 triệu/ tháng: 5%
- Từ 5 – 10 triệu/ tháng: 10%
- Từ 10 – 18 triệu/ tháng: 15%
- Từ 18 – 32 triệu/ tháng: 20%
Thuế TNCN được tính theo công thức :
Thuế TNCN phải nộp bằng Thu nhập tính thuế TNCN nhân với Thuế suất
Trong đó, thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ ( giảm trừ gia cảnh và các khoản bảo hiểm bắc buộc )
4. Doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng :
a. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì ?
Thuế giá trị gia tăng ( GTGT) là thuế chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
Loại thuế này sẽ cộng trực tiếp vào giá của hàng hóa và do người mua trả, tuy nhiên đơn vị kinh doanh mới chính là người đóng thuế cho Nhà nước.
b. Doanh nghiệp đóng thuế giá trị gia tăng (GTGT) như thế nào ?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp theo Luật Thuế (GTGT) năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014, 2016 (riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
- Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
- Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.
Thêm vào đó, thuế suất thuế GTGT với doanh nghiệp có các mức : 0%,5%,10% tùy theo doanh nghiệp kinh doanh loại hình hàng hóa, dịch vụ nào.
Trên đây là 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp mới thành lập cần quan tâm, bên cạnh đó có những loại thuế như : thuế xuất nhập khẩu (dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu); thuế tài nguyên (dành cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên); thuế tiêu thụ đặc biệc (áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt).
Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Quang Minh chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty chất lượng cao, uy tín, nhanh chóng, chi phí thấp hàng đầu tại TPHCM trong lĩnh vực dịch vụ thành lập doanh nghiệp và đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu quý doanh nghiệp có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...