THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Những khó khăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì một trong những trở ngại lớn nhất chính là thủ tục đầu tư. Bài viết sau của tư vấn thành lập công ty sẽ trình bày cụ thể hơn về vấn đề này.

Những khó ngăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

Một số ngành, nghề hạn chế đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài?

Hoạt động in của cơ sở in (bao gồm doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in):
Điều 11 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 cùa Chính phủ quy định về hoạt động in (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ)
Những khó ngăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

"Điều 11. Điều kiện hoạt động của cơ sở in

  • Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:
  • Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này
  • Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in
  • Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ"
  • Với điều kiện như trên, cơ sở in không thể có vốn (vốn điều lệ, vốn đầu tư hoặc vốn kinh doanh) của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Điều 2 Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chinh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

"Điều 2. Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 4 Điều 8 của Luật)

  • Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam."
  • Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng không thể có vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Hoạt động chuyển khẩu hàng hóa:
  • Điều 18 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương

"Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu

  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa."
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Những khó ngăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

Thách thức trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh những cơ hội rất lớn, Việt Nam cũng đứng trước không ít những khó khăn, thách thức trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến của nền kinh tế thế giới đang diễn biến khó lường do hậu quả của chiến tranh thương mại và đại dịch Covid-19 gây nên, cụ thể:

  • Thứ nhất, môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp FDI vẫn than phiền về những bất cập trong môi trường đầu tư như thủ tục hành chính rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng,… Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư không kịp xoay xở và không yên tâm đầu tư kinh doanh. Đây là vấn đề đã được các nhà đầu tư nước ngoài đề cập nhiều lần tại các hội nghị đầu tư trong và ngoài nước hàng năm.
  • Thứ hai, nguồn vốn FDI vào Việt Nam thiếu tính bền vững, vì vẫn phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án quy mô vốn lớn. Trong những năm trở lại đây, nguồn vốn FDI hàng năm đều dựa vào một số dự án tỷ đô của các nhà đầu tư đến Việt Nam, như dự án Samsung, LG Display,… Đó là những dự án có quy mô có thể mang lại nhiều lợi ích cho địa phương, tuy nhiên, nếu những dự án này không được cấp phép, hoặc rút vốn, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến địa phương đó.

Những khó ngăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

  • Thứ ba, Việt Nam đang mất dần lợi thế thu hút FDI so với các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, do mất dần lợi thế về nhân công, tài nguyên và chính sách ưu đãi. Đặc biệt, gần đây, sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng có thể coi là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI.
  • Thứ tư, hiện nay Việt Nam đang phải chọn lựa những dự án đầu tư chất lượng hơn như: có công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và ít ô nhiễm môi trường hơn, điều này khiến cho số lượng các dòng vốn FDI có thể sẽ bị giảm sút.
  • Thứ năm, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những hạn chế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực sự là một thách thức không nhỏ cho Việt Nam để đạt được những mục tiêu thu hút FDI như kỳ vọng.

Những khó ngăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam

Nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin pháp lý về thành lập công ty có vốn nước ngoài của Quang Minh, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số 0932.068.886
 
  • Currently 4.74/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.75 sao của 1584 đánh giá
Những khó khăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam
Những khó khăn của những nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886