Nên lựa chọn quy mô và loại hình nào khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh
Việc lựa chọn quy mô kinh doanh và loại hình của doanh nghiệp là điều mà những nhà doanh nghiệp trẻ, các chủ đầu tư, thương nhân phải suy nghĩ cẩn trọng và suy xét trên nhiều vấn đề. Vì chỉ một quyết định sai lầm cũng có tác động trực tiếp lên quá trình hoạt động của doanh nghiệp, nó có thể quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu bạn là một cá nhân với mong muốn tự Thành lập công ty tại tphcm mà vẫn chưa biết lựa chọn quy mô và loại hình nào cho doanh nghiệp mình thì không nên bỏ quả bài viết dưới đây.
I. Định nghĩa quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp là việc chia doanh nghiệp theo doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ. Việc quyết định đó là doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ phải dựa vào các yếu tố sau: Nguồn vốn, năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất, quy mô diện tích, số lượng nhân viên....của chủ doanh nghiệp.
1.1 Quy mô doanh nghiệp nhỏ
Khi mới bắt đầu thành lập công ty, để tránh và giảm thiểu mức rủi ro thiệt hại ít nhất người ta hay chọn loại quy mô nhỏ để hoạt động. Vì mức chi phí cho doanh nghiệp quy mô nhỏ thấp hơn các loại quy mô khác. Số lượng nhân viên trong công ty chỉ giao động trong khoảng từ 1 đến 50 người, việc ít thành viên tham gia vào quá trình sản xuất sẽ giảm bớt áp lực về vấn đề tiền lương, trợ cấp, các loại bảo hiểm cho doanh nghiệp. Đồng thời với quy mô nhỏ rất phù hợp cho những người mới bắt đầu thành lập công ty quản lý, phân công nhiệm vụ.
Những nhà lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý sẽ được học hỏi và trau dồi kinh nghiệm dưới loại hình quy mô nhỏ này. Về lâu dài doanh nghiệp phát triển mạnh hơn thì có thể đổi sang loại quy mô khác.
- Các hoạt động về lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm , đồ dùng hàng ngày
- Sản xuất các mặt hàng nông nghiệp về mảng lương thực, thực phẩm như : gạo, ngô, rau củ quả, chế biến gia súc, gia cầm…
- Sản xuất các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày như: bút chì, bút bi, giấy vở; đồ sứ gia dụng; các loại quần áo; giày dép; mây tre đan; đồ thủ công mỹ nghệ…
- Các hoạt động trong lĩnh vực mua, bán hàng hóa loại nhỏ
- Đại lý bán hàng: Đại lý vật liệu xây dựng, Đại lý xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.
- Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng:sữa và các thành phẩm từ sữa, đồ gia vị, hoa quả, bánh kẹo, quần áo…
- Các hoạt động dịch vụ
- Dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ cho thuê (sách, đồ cho đám cưới hỏi,…), Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô, các loại dịch vụ nấu ăn quy mô nhỏ,....
1.2 Những tiêu chuẩn để đạt Quy mô doanh nghiệp trung bình
Khi lựa chọn quy mô doanh nghiệp trung bình, nhà đầu tư phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
Tổng số lượng thành viên trong công ty sẽ trong khoảng từ 51 đến 200 người. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: thì số thành viên tham gia vào không được vượt quá 200 người. Doanh nghiệp quy mô vừa hoạt động trong các lĩnh vực về mảng thương mại, dịch vụ có số thành viên tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người
Khi lựa chọn quy mô doanh nghiệp ở mức này có nghĩ là bạn phải chịu những rủi ro cao hơn quy mô doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra các hoạt động về phân công, quản lý nhân sự cũng khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi người chủ doanh nghiệp phải sắp xếp công việc một cách cụ thể , rõ ràng, tránh gây xung đột giữa các bộ phận. Chi phí để duy trì hoạt động doanh nghiệp quy mô vừa cũng lớn hơn quy mô nhỏ nên đòi hỏi chủ đầu tư phải là người có nguồn lực tài chính ổn định hoặc có khả năng kêu gọi nhà đầu tư tốt
1.3 Quy mô doanh nghiệp lớn
- Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm thủy sản: là những doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng và có số thành viên tham gia vào hoạt động sản xuất từ 200 người đến 300 người.
- Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phải từ trên 20 tỷ đồng - 100 tỷ đồng và có số thành viên tham gia vào quá trình sản xuất từ 200 người đến 300 người.
- Trường hợp doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp từ trên 10 tỷ đồng - 50 tỷ đồng và có số thành viên tham gia lao động từ 50 người đến 100 người.
Bên cạnh chi phí lớn cho thuê nhân viên và nguồn vốn lớn đổ vào hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp lớn còn phải chịu những khoản chi phí về thuế cao hơn. Việc quản lý quy mô lớn đòi hỏi sự phân chia rõ ràng giữa các phòng ban, chế độ quản lý đủ rộng và mạnh để có thể kiểm soát tốt toàn bộ công ty. Vì vật bạn nên cân nhắc cẩn thận khi chọn quy mô doanh nghiệp khi mới bắt đầu tiến hành kinh doanh. Dựa vào năng lực , khả năng cũng như kinh nghiệm của mình để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, giúp doanh nghiệp phát triển tốt và tồn tại lâu trên thị trường
II Chọn hình thức doanh nghiệp khi thành lập công ty
Hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình Công ty phổ biến như là công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty tư nhân.
Để lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp bạn phải dựa vào năng lực quản lý, khả năng tài chính cũng như sự phát triển của ngành nghề bạn đang muốn kinh doanh.
2.1. Loại hình Công ty tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình kinh doanh -1 cá nhân làm chủ DN và phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình. Đây là một trong những hình thức đem lại rủi ro cao vì khi công ty gặp sự cố thì chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật, nếu gặp rủi ro về vấn đề tài chính cá nhân chủ doanh nghiệp phải bán tài sản riêng của mình để bù vào lỗ hổng đó.
Mọi tố tụng về luật pháp đều sẽ do chủ doanh nghiệp đứng ra đại diện giải quyết. Tuy nhiên người cuối cùng chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp vẫn là chủ doanh nghiệp
2.2. Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH 1 thành viên)
Đây là loại hình kinh doanh do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về vốn điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tài sản cũng như các khoản nợ của doanh nghiệp
- Người đứng đầu công ty TNHH 1 một thành viên có thể chuyển một phần hoặc100% vốn điều lệ của công ty cho một cá nhân/ tổ chức khác. Tư cách pháp nhân của công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên vẫn được công nhận, tuy nhiên loại hình công ty này không có quyền phát hành cổ phiếu.
- Cơ cấu bộ phận quản lý của của ty TNHH một thành viên sẽ phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp và loại ngành nghề lựa chọn kinh doanh. Cơ cấu quản lý cơ bản có thể bao gồm: Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, giám đốc,.....
- Chủ sở hữu công ty không có quyền rút vốn góp vào công ty trong quá trình công ty hoạt động chỉ được quyền rút vốn bằng hình thức chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn sang một tổ chức, cá nhân khác.
2.3. Loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Đây là loại hình doanh nghiệp trong đó có hai thành viên hoặc tổ chức chịu trách nhiệm quản lý công ty. Số lượng nhân viên trong công ty không được vượt quá 50 người. Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp sẽ được công nhận tư cách pháp nhân . Tuy nhiên cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng không có quyền huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.
2.4. Công ty cổ phần
- Trong công ty cổ phần, cổ đông là những người chịu trách nhiệm về các khoản nợ phát sinh cũng như có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
- Cổ đông trong công tyđược cấp quyền chuyển nhượng một phần cổ phần hoắc 100% cổ phần của mình cho ngưới khác bất cứ lúc nào.
Công ty Quang Minh địa chỉ cung cấp dịch vụ Tư vấn Thành lập doanh nghiệp uy tín. Công ty chúng tôi đã từng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quý khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...