MÃ SỐ THUẾ LÀ GÌ?
Chúng tôi cùng với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề xin chia sẻ tới quý độc giả một số tin tức liên quan đến mã số thuế và những lưu ý khác để quý công ty tránh những nhầm lẫn không đáng có cũng như quy trình-thủ tục chấm dứt liệu lực mã số thuế công ty một cách nhanh chóng và tiết kiệm nhất. Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty chúng tôi tìm hiểu về một số thông tin sau đây.
1.Mã số thuế là gì?
Mã số thuế là một dãy số bao gồm 10 số (trừ mã số thuế của chi nhánh, đơn vị trực thuộc sẽ có 13 số) được cấp cho người nộp thuế là tổ chức khi bắt đầu hoạt động kinh doanh cho đến khi không còn tồn tại. Mã số thuế công ty được cấp 1 lần duy nhất, được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất và được áp dụng trên toàn quốc. Trong nội dung bài viết này, chỉ đề cập đến mã số thuế được cấp cho các tổ chức là công ty, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13.
Mã số thuế và mã số doanh nghiệp có phải là một hay không?
Với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ năm 2015, việc cấp mã số doanh nghiệp và mã số thuế đã được liên thông giữa bộ kế hoạch đầu tư và Tổng Cục Thuế (trực thuộc Bộ Tài Chính). Điều này được quy định rõ tại khoản 1, Điều 2, Thông tư số 127/2015/TT-BTC, như sau:
“1. Nguyên tắc cấp mã số doanh nghiệp tự động
Việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế ngay trong ngày làm việc theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Quản lý thuế kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”
Hiểu đơn giản hơn, quy trình cấp mã số thuế và mã số công ty sẽ được thực hiện như sau:
Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở KH-ĐT tỉnh/thành phố hoặc Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp => Nếu hồ sơ HỢP LỆ sẽ được Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tự động truyền tải đến Hệ thống đăng ký thuế của Tổng Cục Thuế => Tổng Cục Thuế sẽ cấp mã số thuế cho doanh nghiệp => Hệ thống thông tin quốc gia sẽ dùng mã số thuế do Tổng Cục Thuế cấp để làm mã số doanh nghiệp. Và tại khoản 1, điều 8, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, có quy định: “1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.” Vì thế, có thể khẳng định rằng, ở thời điểm hiện tại, mã số doanh nghiệp và mã số thuế của công ty là một.
Mã số thuế dùng để làm gì?
Theo điều 30, Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13, thì: “1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác. 2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.” Kết luận: Mã số doanh nghiệp hay mã số thuế là một dãy số định danh (do Tổng Cục Thuế cấp) để quản lý việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp dùng mã số thuế để thực hiện các thủ tục hành chính, ký kết các hợp đồng trên cơ sở pháp luật.
Xem thêm: thành lập công ty tại Đồng Nai
Mã số thuế có thay đổi khi công ty thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hay không?
Theo các quy định pháp luật đã ghi rõ bên trên, thì trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp (cũng là mã số thuế) chỉ được cấp duy nhất 1 lần. Thì trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, cho dù doanh nghiệp có thay đổi địa chỉ, mã số thuế, người đại diện pháp luật,…thì mã số thuế vẫn giữ nguyên, không thay đổi. Mã số thuế công ty sẽ tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của công ty đến khi công ty không còn tồn tại.
Mã số thuế công ty bao gồm bao nhiêu số?
Mã số thuế của các doanh nghiệp, tổ chức có pháp nhân: mã số thuế bao gồm 10 số
Mã số thuế của các đơn vị phụ thuộc: mã số thuế bao gồm 13 số.
Điều này đã được quy định rõ tại khoản 2, điều 30, Luật Quản Lý Thuế số 38/2019/QH14 ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2019, như sau: “2. Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau: a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác; b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác; c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.” Trên đây là các thông tin cơ bản về mã số thuế, mã số doanh nghiệp đã được dịch vụ thành lập công ty cung cấp một cách đơn giản nhất để bạn có thể hiểu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về mã số thuế là gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.
2.Điều kiện để đóng mã số thuế
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ:
- Các loại tờ khai, báo cáo thuế
- Các loại thuế (không còn nợ thuế)
- Những trường hợp đóng mã số thuế
- Doanh nghiệp đã chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể hoặc phá sản.
- Doanh nghiệp bị thu hồi mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).
3.Quy trình xử lý chấm dứt hiệu lực mã số thuế
- Trong vòng 2 ngày, kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và sẽ thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 17/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế.
- Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
- Trong vòng 3 ngày, kể từ ngày người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang Công ty chủ quản theo quy định.
- Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT gửi cho người nộp thuế (Ngoại trừ doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp sẽ chấm dứt hiệu lực khi có thông báo giải thể của Sở kế hoạch và đầu tư).
Trên đây là một số quy định của pháp luật về cấp và sử dụng mã số thuế. Có vấn đề gì thắc mắc hay cần trợ giúp trong quá trình hoạt động kinh doanh về vấn đề trên, hoặc liên quan đến dịch vụ kế toán trọn gói bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin và địa chỉ trên Website để được giải đáp.
Nguồn bài viết ketoansongkim.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...