Lưu ý khi thực hiện đầu tư đầu tư góp vốn vào Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam cần dựa trên hai nền tảng pháp luật. Đó là các quy định pháp luật Việt Nam như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, các văn bản hướng dẫn hiện hành và dựa trên quy định của các cam kết WTO mà Việt Nam là thành viên. Cùng theo dõi những thông tin mà thành lập công ty online Quang Minh chúng tôi đưa ra sau đây.
Những lưu ý khi góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý, pháp luật áp dụng
Pháp luật nào áp dụng, những ưu đãi nào được hưởng là những vấn đề Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đầu tiên khi tiến hành thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại Việt Nam. Nếu lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh thuộc sự điều chỉnh của các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thì sẽ ưu tiên tuân thủ theo pháp luật quốc tế đó (khoản 3 Điều 4 Luật đầu tư 2014). Điều này nhằm góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, tạo những thuận lợi quốc tế, mở rộng thị trường thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, nhất là từ các quốc gia mà Việt Nam đã kí kết các Hiệp định hợp tác đầu tư.
Pháp luật Việt Nam áp dụng: các trình tự thủ tục đầu tư của người nước ngoài thường sẽ áp dụng theo pháp luật về đầu tư, trừ các trường hợp đầu tư theo ngành nghề quy định trong Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật dầu khí.
1. Tài sản đem góp vốn được miễn lập hóa đơn, kể cả dự án đầu tư
Theo điểm b khoản 2.15 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC. Tài sản đem góp vốn được miễn lập hóa đơn, chỉ cần có:
- Biên bản góp vốn;
- Biên bản định giá. Hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật. Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
Quy định này áp dụng đồng thời với cả trường hợp góp vốn bằng dự án đầu tư
2. Lãi vay để góp vốn được xem là chi phí hợp lý
Chi phí lãi vay để góp vốn vào doanh nghiệp khác chỉ mới được chấp nhận với điều kiện phát sinh sau khi đã góp đủ vốn điều lệ.
Trước năm 2015, Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Thông tư 78/2014/TT-BTC không chấp nhận chi phí này. Cho dù doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ. Khoản chi này chỉ được tính vào giá vốn khi xác định công ty khai báo thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn.
3. Không được tăng vốn bằng giá trị chênh lệch tăng của tài sản cố định
Giá trị của một tài sản cố định có thể tăng lên tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, phần giá trị tăng thêm không được dùng để ghi tăng vốn điều lệ.
Luật doanh nghiệp năm 2014 không có quy định nào cho phép tăng vốn điều lệ bằng cách đánh giá lại tài sản cố định.
Doanh nghiệp chỉ được đánh giá lại giá trị tài sản cố định để điều chỉnh nguyên giá trong các trường hợp sau:
Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
4. Tăng vốn bằng cổ tức, khai nộp thuế như thế nào
Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần. Khoản tiền này được tính sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Trường hợp Công ty cổ phần chi trả cổ tức bằng hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thì tại thời điểm này cổ tức được chia bằng các cổ phiếu thưởng chưa phải chịu thuế đầu tư vốn 5%.
Tuy nhiên, khi chuyển nhượng số cổ phiếu thưởng này, cổ đông phải tự khai nộp cùng lúc 02 khoản thuế, gồm:
- Thuế đầu tư vốn 5%
- Thuế chuyển nhượng chứng khoán 0,1%.
5. Chuyển nhượng “quyền góp vốn” được miễn thuế giá trị gia tăng
Trường hợp doanh nghiệp nhượng lại quyền góp vốn cho nhà đầu tư khác. Thì thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn này được miễn nộp thuế giá trị gia tăng. Khi lập hóa đơn, dòng thuế suất, tiền thuế giá trị gia tăng không ghi, gạch bỏ.
6. Tăng vốn bằng cổ tức, khai nộp thuế thu nhập cá nhân vào thời điểm nào
Tại thời điểm ghi tăng vốn bằng cổ tức hoặc lợi tức thì chưa bị tính thuế đầu tư vốn. Thay vào đó, sẽ tính vào thời điểm chuyển nhượng, rút vốn hoặc giải thể.
7. Góp vốn bằng “đất đai” có bị tính thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, tại thời điểm cá nhân đem đất đai đi góp vốn thì chưa bị tính thuế thu nhập cá nhân. Thay vào đó, sẽ bị tính thuế khi chuyển nhượng vốn.
8. Tăng vốn điều lệ, phải có tỷ lệ tán thành ít nhất 75%
Việc doanh nghiệp tăng vốn điều lệ được xem là thay đổi một phần trong nội dung Điều lệ công ty. Việc thay đổi phải được ít nhất 75% tổng số vốn góp của thành viên dự họp tán thành.
9. Các loại tài sản nào có thể đem góp vốn
Tài sản góp vốn có thể là:
- Đồng Việt Nam
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi
- Vàng
- Giá trị quyền sử dụng đất
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ
- Công nghệ
- Bí quyết kỹ thuật
Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Thậm chí, dự án đầu tư, hàng tồn kho, công cụ, dụng cụ cũng được phép làm tài sản góp vốn.
10. Có được góp vốn vào công ty trong cùng tập đoàn hoặc cùng công ty mẹ
Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định “Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”
“Sở hữu chéo” là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau (khoản 2 Điều 16 Nghị định 96/2015/NĐ-CP).
Như vậy, pháp luật chỉ nghiêm cấm các công ty trong cùng tập đoàn. Hoặc cùng công ty mẹ đồng thời góp vốn qua lại cho nhau. Nếu việc góp vốn chỉ xuất phát từ một phía thì vẫn được chấp nhận.
11. Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của Công ty tại Việt Nam là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Công ty TNHH và công ty cổ phần tại Việt Nam có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Công ty phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp Công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan khi thành lập công ty đầu tư vào Việt Nam
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...