Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp lĩnh vực F&B
Lĩnh vực F&B luôn nằm trong top danh sách lĩnh vực kinh doanh mà các nhà đại diện Thành lập doanh nghiệp nên tham khảo và dấn thân đầu tư trên con đường này. Đây là cơ hội vàng cho các doanh nhân trẻ muốn đương đầu với thử thách và từ đó phát triển bản thân, mở mang tầm nhìn với những kiến thức thú vị trong lĩnh vực kinh doanh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp khái quát về ngành F&B và các quy trình siêu đơn giản để mở một công ty hoạt động trong lĩnh vực tiềm năng này.
Hiểu thêm về khái niệm F&B
Khái niệm F&B là một hình thức viết tắt của cụm từ “Food and Beverage”, loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống trong nhà hàng, khách sạn hay các khu du lịch nghỉ dưỡng,...HÌnh thức này thường được cung cấp trong nhiều loại hình bữa tiệc như liên hoan, sinh nhật, tổ chức tiệc theo yêu cầu, tuy thuộc vào địa điểm kinh doanh sẽ có dịch vụ F&B khác nhau.
Bạn có thể tham khảo một số loại hình kinh doanh lĩnh vực F&B được pháp luật quy định bao gồm :
561 - 5610 : hoạt động nhà hàng và cung cấp dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
Nhóm này cụ thể là các nhà hàng, quán ăn tự phục vụ, cửa hàng bán đồ mang về, hoạt động nhà hàng quán bar trên tàu,...Khách hàng của nhóm này sẽ được phục vụ hoặc mua thực phẩm đã chế biến, trưng bày mang về.
5621 - 56210 : hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống (phục vụ tiệc theo yêu cầu, thôi nôi, đám cưới,...) dựa trên hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
Nhóm này cụ thể sẽ cung cấp dịch vụ ăn uống dựa trên những yêu cầu của khách hàng trong hợp đồng về số lượng, giá cả, chất lượng các món ăn mà nơi cung cấp có thể phục vụ. Địa điểm tổ chức sẽ phụ thuộc vào khách hàng mong muốn.
5629 - 56290 : hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống khác
Nhóm này cụ thể sẽ cung cấp các dịch vụ ăn uống dựa trên hợp đồng với khách hàng nhưng trong thời gian cố định. Điển hình như các hoạt động sự kiện thể thao, event họp báo, ca nhạc và những sự kiện tương tự. Đồ ăn uống theo yêu cầu sẽ được chế biến tại đơn vị và sau đó vận chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu.
563 - 5630 : hoạt động cung cấp dịch vụ phục vụ đồ uống
Nhóm này cụ thể sẽ chế biến và phục vụ đồ uống tại chỗ, có thể bắt gặp hình thức này tại các quán bar, quán rượu, quán cafe,...Khách hàng sẽ tới địa điểm cung cấp và gọi đồ uống mà mình thích, sử dụng dịch vụ tại chỗ.

Vai trò của ngành F&B tác động lên doanh nghiệp
Tạo doanh thu cao
Được xem là một trong số những ngành cung cấp đồ thiết yếu cho người tiêu dùng, đó là về mặt ăn uống. Mỗi con người muốn sống và tồn tại đều cần có nhu cầu cung cấp thực phẩm cho cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể, trí óc phát triển. Chính vì nhu cầu không ngừng từ thực khách mà nhiều doanh nghiệp đã chọn lĩnh vực kinh doanh này và phát triển thành công trong thời gian ngắn đi vào hoạt động.
Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Một số công ty hoạt động đa ngành sử dụng dịch vụ F&B như chìa khóa để tạo dấu ấn đẹp trong lòng khách hàng. Bởi tính chất dịch vụ F&B không chỉ nằm ở chất lượng món ăn, còn phải chú ý chất lượng phục vụ nhân viên, không gian phục vụ và các khu vực giải trí.

Từng bước thành lập doanh nghiệp lĩnh vực F&B
Bước chuẩn bị
Theo Tư vấn thành lập công ty Quang Minh nhận định, các chủ sở hữu doanh nghiệp cần phải chọn loại hình doanh nghiệp trong 4 loại cơ bản (TNHH, Cổ phần, Tư nhân, Hợp danh) sao cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp. Tiếp đến cần phải xác định tên doanh nghiệp không được trùng lập với các loại doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Bạn có thể xem thêm trường hợp cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp tại bài viết ( Những điều cần lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp tránh nhầm lẫn)
Ngoài ra doanh nghiệp cũng thực hiện đăng ký trụ sở chính tại địa bàn kinh doanh mong muốn, nhưng đảm bảo địa chỉ trụ sở phải rõ ràng và không nằm trong địa bàn pháp luật cấm không được tổ chức hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ đăng ký thành lập theo yêu cầu bao gồm :

- Giấy đề nghị yêu cầu cơ quan thẩm quyền cấp giấy đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao các giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của các thành viên/cổ đông góp vốn đối với loại hình công ty (TNHH 2 thành viên trở lên, CTY Cổ phần);
- Giấy ghi danh sách các cổ đông/thàn viên góp vốn thành lập doanh nghiệp;
- Giấy ghi thông tin về vốn điều lệ của công ty dựa trên các quy định pháp luật ban hành;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ cho người đại diện pháp luật không thể tự nộp (nếu có).
Đối với loại hình ngành dịch vụ ăn uống, các doanh nghiệp cần cung cấp thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm Việt Nam gồm có :

- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống;
- Cung cấp bản sao giấy đăng ký kinh doanh có công chứng từ cơ quan thẩm quyền;
- Cung cấp bản thiết kế mặt bằng và bố trí khu vực;
- Cung cấp các quy trình tiêu chuẩn bảo quản thực phẩm của cơ sở kinh doanh;
- Cung cấp giấy kê khai cơ sở vật chất của đơn vị;
- Cung cấp bản sao các giấy khám sức khỏe của chủ cở sở và nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở;
- Cung cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm dành cho đơn vị kinh doanh lĩnh vực ăn uống;
- Cung cấp giấy chứng nhận nguồn hàng nhập nguyên liệu, xuất xứ và giấy kiểm định nguồn nước sử dụng;
- Mẫu giấy cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực thẩm được ký bởi chủ sở hữu doanh nghiệp.
Sau khi đã chuẩn bị xong các hồ sơ liên quan chủ doanh nghiệp tiến hành nộp cho chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại địa bàn kinh doanh trực thuộc Trung ương. Thời hạn giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày nhân được giấy xác nhận đơn vị đủ tiêu chuẩn.
Một số trường hợp doanh nghiệp cho đơn vị kinh doanh bán lẻ rượu và sản phẩm rượu cần phải nộp thêm hồ sơ cụ thể :

- Mẫu đơn đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép bán lẻ rượu;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chứng thực từ cơ quan quản lý;
- Bản sao các hợp đồng chứng minh đủ giấy phép sử dụng cơ sở làm địa điểm bán lẻ hợp tiêu chuẩn;
- Bản sao hợp đồng phân phối rượu từ các thương nhân sản xuất rượu, bán buôn rượu;
- Bản sao xác nhận giấy xác nhận công bố đơn vị sử dụng sản phẩm rượu phù hợp được cấp phép lưu hành;
- Bản cam kết với đơn vị kinh doanh rượu về đáp ứng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy, tiêu chuẩn môi trường bảo quản sản phẩm.

Mong bài viết trên phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định và hồ sơ cần có trong lĩnh vực kinh doanh F&B. Công ty tư vấn Quang Minh chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty,hỗ trợ cho các doanh nhân trên toàn nước có nhu cầu mở công ty kinh doanh lĩnh vực theo yêu cầu. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập, mong muốn đáp ứng và hoàn thành thủ tục, giấy tờ theo quy định một cách nhanh chóng và đáp ứng những tiêu chí yêu cầu theo từng loại hình công ty mà bạn sở hữu.
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng...
Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing
Digital marketing không còn là ngành nghề xa lạ đối với con người hiện nay. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiếp thị,...
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe được chế biến từ các dược phẩm hay các động thực vật ăn...
Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất
Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”,...
Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp
Con người đang sống ở thời đại đỉnh cao của nền văn hoá hiện đại, công nghệ cao. Chúng ta đang từ bước chuyển...
Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc kinh doanh LLC khác nhau xuất hiện. Hãy nhớ rằng việc lựa chọn một loại hình...