Làm sao để thành lập Công ty con TNHH 1 thành viên?
Hiện nay xu hướng nhiều công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp hỗ trợ tư vấn trong việc thành lập công ty con, khi mà các thủ tục thành lập đơn giản và lợi ích công ty con mang lại cho công ty mẹ có thể nói khá đáng kể. Thành lập công ty Quang minh với mục tiêu giúp khách hàng giảm bớt sự khó khăn trong vấn đề làm thủ tục, cũng như đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp dễ dàng hơn. Thông qua bài viết này tư vấn Quang Minh mong sẽ cung cấp được một lượng kiến thức bổ ích xoay quanh chủ đề thành lập công ty con là công ty TNHH một thành viên để bạn đọc tham khảo.
1. Mối quan hệ công ty mẹ con
Công ty con là công ty mà nhân được vốn góp từ một công ty khác đạt trên 50% vốn điều lệ. Công ty khác đề cập ở đây được hiểu là công ty mẹ. Công ty con sẽ chịu mọi sự quản lý dưới công ty mẹ như việc bổ nhiệm giám đốc, hội đồng quản trị, hay các chức danh khác có trong công ty con.
Nhu cầu thành lập công ty con là một thị trường ngách nhỏ cho công ty mẹ ngày càng tăng qua từng năm. Do ngày càng nhiều các công ty chuyển hướng sang hoạt động đa ngành và nhiều lĩnh vực, không chỉ gói gọn trong lĩnh vực kinh doanh mà còn lấn sân qua các lĩnh vực về ăn uống, lĩnh vực giải trí,....
Với một số mục đích được xem là trọng tâm mà các nhà lãnh đạo công ty xem xét quyết định thành lập công ty con cụ thể :
- Việc đầu tiên là công ty con sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt lượng công việc mà công ty mẹ đang giải quyết. Việc ứ đọng các công việc bị trễ hẹn sẽ mang lại hậu quả xấu ảnh hưởng đến những tiến độ phát triển công ty.
- Về phía công ty đi theo lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề, thì việc thành lập công ty con đảm nhận từng ngành khác nhau của công ty mẹ, sẽ giúp cho công ty quản lý các ngách kinh doanh công bằng, bởi mỗi công ty con sẽ có người phụ trách riêng cho mảng, đưa ra nhiều chiến lược thúc đẩy doanh nghiệp.
- Việc công ty con đảm nhận riêng ngách kinh doanh công ty mẹ và nhận được sự hỗ trợ và vốn đầu tư từ công ty mẹ, sẽ giúp công ty con có chỗ đứng trong thị trường dễ dàng hơn so với các công ty start up mới thành lập.
Tầm ảnh hưởng của công ty mẹ lên công ty con
- Sự quản lý phụ thuộc vào loại hình công ty con mà công mẹ được cấp quyền kiểm soát với tư cách là chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông.
- Về điều lệ công ty con thì công ty mẹ có quyền sửa đổi và bổ sung dựa trên quy định Luật doanh nghiệp.
- Về tài chính công ty mẹ thuộc quyền kiểm soát, chi phối đối với công ty con
- Công ty con được xem là một thể độc lập, chính vì vậy các giấy tờ giao dịch, hoạt động kinh doanh giữa 2 công ty phải độc lập, rõ ràng và công bằng.
- Công ty con không được quyền đầu tư góp vốn vào công ty mẹ, cũng như các công ty con với nhau không được đầu tư góp vốn mua cổ phần với mục đích sở hữu chéo lẫn nhau.
2. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty con TNHH 1 thành viên
- Các giấy tờ hơp lệ của công ty mẹ dựa theo quy định pháp luật
- Cung cấp quyết định thành lập công ty con của chủ sở hữu công ty
- Các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp dựa trên từng loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau mà Luật doanh nghiệp đã quy định
Các giấy tờ hồ sơ về thành lập doanh nghiệp dựa theo từng loại hình đăng ký được quy định tại Điều 22 Luật doanh nghiệp :
- Nộp giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Nộp các dự thảo điều lệ về công ty
- Nộp danh sách các thành viên phụ trách thành lập doanh nghiệp
- Nộp các bản sao giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước, thẻ cmnd, hộ chiếu có chứng thực từ các cơ quan có thẩm quyền
- Nộp văn bản xác nhận của cơ quan thẩm quyền cấp liên quan đến vốn pháp định của doanh nghiệp
- Đối với những loại hình kinh doanh nghành nghề cần yêu cầu chứng chỉ hành nghề, thì cần phải nộp các chứng chỉ hành nghề của thành viên hoặc người đại diện pháp lý của doanh nghiệp
3. Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty con TNHH 1 thành viên
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ về giấy tờ pháp lý, thông tin bổ sung cần thiết về việc thành lập công ty, thì chủ sở hữu tiến hành nộp hồ sơ công ty lên Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc địa bàn đăng ký kinh doanh.
Trong quá trình đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, đối chiếu những thông tin cung cấp của doanh nghiệp có hợp lệ hay không và sẽ quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Thời gian thực hiện kiểm tra và cấp giấy xác nhận trong vòng 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Khác nhau của việc thành lập công ty con và mở chi nhánh
Thành lập doanh nghiệp trên địa bàn toàn nước ngày càng phổ biến, việc mở rộng hướng kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khiến các nhà lãnh đạo công ty đắn đo suy nghĩ nên chọn lựa giữa thành lập công ty con hay mở chi nhánh, cái nào sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn.
Để có thể chọn lựa được hình thức mở rộng kinh doanh giữa thành lập công ty con và mở chi nhánh thì cần nắm được điểm khác nhau của 2 hình thức này :
Hình thức công nhận
- Công ty con : giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Chi nhánh công ty : giấy chứng nhận đăng ký mở hoạt động chi nhánh
Vốn điều lệ
- Công ty con : được quyền quy định vào điều lệ và đồng thời ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Chi nhánh công ty : không có vốn điều lệ và được công ty sở hữu đảm nhận
Trách nhiệm của chủ sở hữu
- Công ty con : chủ sở hữu công ty chỉ phụ trách và có trách nhiệm với phần vốn đã góp vào công ty cong
- Chi nhánh công ty : chủ sở hữu công ty đăng ký thành lập chi nhánh phải chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến chi nhánh về tài chính hay hoạt động kinh doanh,...
Tổ chức công tác kế toán
- Công ty con : không thể chuyển lợi nhuận trước thuế mà công ty có được trong khoảng thời gian cố định mà phải nộp thuế theo quy định của pháp luật
- Chi nhánh công ty : có thể chuyển lợi nhuận trước thuế cho công ty chủ sở hữu và nộp thuế chung về thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn theo mục đích khác
- Công ty con : vốn góp cho công ty từ công ty mẹ là một khoản đầu tư cho tài chính
- Chi nhánh công ty : vốn đơn vị trực thuộc là vốn giao cho chi nhánh
Mã số thuế
- Công ty con : sở hữu mã số thuế riêng
- Chi nhánh công ty : được cấp mã số theo công ty sở hữu, mà không có mã số độc lập như công ty con
Lời giải đáp cho việc nên thành lập công ty con hay mở chi nhánh phải phụ thuộc vào mục đích của chủ sở hữu. Vì cả 2 loại hình đều hoạt động kinh doanh hợp pháp đúng quy đinh pháp luật, đều được cấp phép đầu tư kinh doanh mang lợi nhuận cho công ty mẹ hay công ty sở hữu. Hai loại hình trên đều được thực hiện các quá trình hoạt động như công ty sở hữu như quá trình tuyển dụng nhân viên, quá trình sản xuất, đưa chiến lược. Ngoài ra còn chi nhánh hay công ty con đều chịu các loại thuế do Luật doanh nghiệp quy định như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp,...
Công ty tư vấn Quang Minh chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại long an, hay thành lập công ty con trên các địa bàn thành phố khác với chi phí thành lập phù hợp trên thị trường. Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn ngay khi khách hàng liên hệ đến để hiểu thêm về dịch vụ công ty.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...