Làm gì để thành lập công ty với số vốn hạn chế cho người mới bắt đầu start-up
Bạn đang rất hào hứng với việc sẽ chọn một cơ sở uy tín để tư vấn thành lập công ty mới do chính bạnn làm chủ. Nhưng vấn đề là bạn không có nhiều tiền. Vốn là rào cản lớn nhưng hoàn toàn có thể khắc phục. Xin mời bạn xem bài viết dưới đây của công ty Quang Minh
Bạn đang rất hào hứng thành lập công ty mới. Có thể bạn có ý tưởng. Cũng có thể bạn chỉ thích thú với việc thành lập và phát triển công ty của riêng mình. Điều này khiến bạn có thể gặp một vài rủi ro, ví dụ như rời bỏ công việc hiện tại hay ra đi mà không có thu nhập trong một thời gian.
Tuy nhiên vẫn còn một điều nữa ngăn cản bạn: Bạn không có nhiều tiền. Bề ngoài thì đây dường như là vấn đề lớn, nhưng việc thiếu vốn cá nhân không thể ngăn cản bạn theo đuổi giấc mơ. Trong thực tế, hoàn toàn có thể bắt đầu và phát triển kinh doanh mà không cần đồng vốn nào. Chỉ cần bạn biết mình đang làm gì.
Bạn đang rất hào hứng thành lập công ty mới. Nhưng vấn đề là bạn không có nhiều tiền. Vốn là một rào cản lớn nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được.
1. Tại sao cần huy động vốn khi mở công ty?
Đầu tiên, thử nhìn một chút tại sao mở công ty cần tiền. Không có mức chi phí cố định nào để xây dựng một công ty cả. Các công ty khác nhau sẽ có những nhu cầu khác biệt. Điều quan trọng đầu tiên là cần ước lượng xem cần bao nhiêu tiền trước khi bạn bắt đầu tìm các phương án kiếm tiền cho công ty.
Hãy xem xét thử những chi phí sau đây:
- Giấy phép và đăng ký kinh doanh: Tùy thuộc vào khu vực bạn sống, bạn sẽ cần các loại đăng ký và giấy phép khác nhau.
- Nhà cung cấp: Bạn có cần phải mua nguyên liệu thô? Bạn có cần máy tính hay các thiết bị khác?
- Trang thiết bị: Bạn có cần máy móc và các phần mềm chuyên ngành?
- Không gian văn phòng: Đây là chi phí lớn, bạn cũng không thể bỏ qua các thứ như Internet hay các tiện ích khác.
- Chí phí hoạt động: Muốn thâm nhập vào từng ngõ ngách, đừng bao giờ quên tiếp thị.
- Phí cố vấn pháp luật: Liệu bạn có cần tham khảo ý kiến của luật sư trong suốt quá trình phát triển doanh nghiệp?
- Nhân viên: Có lẽ bạn không thể làm việc một mình, bạn cần thêm người giúp đỡ mình nữa.
Bạn sẽ có 2 cách để mở công ty khi có ít tiền. Giảm chi phí hoặc tăng vốn sẵn có từ các nguồn bên ngoài. Ba gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:
2. Những cách giảm chi phí khi mở công ty
a. Giảm thiểu nhu cầu
Lựa chọn đầu tiên là thay đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi ít nhu cầu hơn danh sách kể trên. Ví dụ bạn lên kế hoạch lập công ty về huấn luyện cá nhân. Bạn có thể giảm thiểu chi phí nhân công với việc không tuyển thêm người lúc khởi đầu.
Nếu không cần không gian văn phòng, bạn có thể làm việc tại nhà. Tìm nguồn cung cấp rẻ hơn hay bỏ toàn bộ những sản phẩm quá đắt cũng là cách để cắt giảm chi phí.
Tuy vậy, cũng có vài chi phí bạn chẳng thể tránh được như phí đăng ký hay tư vấn pháp luật. Theo SBA, nhiều công ty nhỏ bắt đầu với ít hơn 3.000 USD, những công ty nhượng quyền gia đình có thể bắt đầu với ít số tiền ít hơn 1.000 USD.
Bạn đang rất hào hứng thành lập công ty mới. Nhưng vấn đề là bạn không có nhiều tiền. Vốn là một rào cản lớn nhưng hoàn toàn có thể khắc phục được.
Bạn sẽ có 2 cách để mở công ty khi có ít tiền. Giảm chi phí hoặc tăng vốn sẵn có từ các nguồn bên ngoài. Ba gợi ý dưới đây có thể giúp bạn:
b. Tự thân vận động
Lựa chọn thứ hai cho bạn là dành thời gian “khởi động” cho doanh nghiệp. Thay vì đi thẳng vào mô hình kinh doanh đầy đủ, bạn có thể bắt đầu với những điều cơ bản. Có thể chỉ cần một blog và một dịch vụ ngách, thu hẹp phạm vi, đối tượng cũng như lợi nhuận, tất cả nhằm có được một lợi thế ban đầu. Nếu có thể bắt đầu như một cá nhân tự kinh doanh, bạn sẽ tránh được những chi phí lớn ban đầu.
Khi đã bắt đầu có doanh thu, bạn có thể đầu tư vào bản thân, gây dựng doanh nghiệp trong mơ từng chút một chứ không phải tất cả một lúc.
c. Thuê ngoài
Lựa chọn thứ ba là nhận hỗ trợ từ các ngồn bên ngoài. Có rất nhiều cách để tăng vốn và dưới đây là một số nguồn tiềm năng dành cho bạn:
- Gia đình và bạn bè: Đừng loại trừ khả năng nhận sự giúp đỡ của gia đình bạn bè, ngay cả khi mỗi người chỉ có thể giúp bạn 1 khoản nhỏ.
- Nhà đầu tư thiên thần. Đây là những cá nhân giàu có, họ thường đầu tư để đổi lấy quyền sở hữu một phần công ty. Sự hy sinh này cũng đáng được xem xét.
- Nhà đầu tư mạo hiểm. Họ cũng có phần giống các nhà đầu tư thiên thần, nhưng thường là quan hệ đối tác, tổ chức, thăm dò các doanh nghiệp đang tồn tại.
- Gây quỹ quần chúng: Cách này phổ biến vì nếu có ý tưởng và cách làm đủ tốt, bạn có thể thu hút tài trợ cho bất kỳ điều gì
- Các khoản vay và tài trợ của chính phủ: Nhiều tổ chức tồn tại để giúp doanh nghiệp nhỏ phát triển. Họ có thể cho bạn vay hoặc tài trợ khi bạn bắt đầu.
- Vay vốn ngân hàng: Bạn có thể vay ngân hàng nếu tình trạng tín dụng của bạn tốt.
Với các lựa chọn trên, bạn có thể giảm thiểu hoặc gần như không cần đầu tư bằng tài chính cá nhân. Ban đầu có thể nhiều khó khăn, nhưng nếu tin vào ý tưởng kinh doanh của mình, bạn sẽ thành công.
3. Thành lập công ty có cần bằng cấp không? Có cần chứng chỉ hành nghề không?
Theo Luật doanh nghiệp 2020, việc thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp và chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Cụ thể, pháp luật Việt Nam có 2 nhóm ngành nghề kinh doanh là nhóm ngành nghề kinh doanh không có điều kiện và nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
a. Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện
Nhóm ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện thì khi doanh nghiệp đăng ký hoạt động không cần cung cấp bằng cấp, chứng chỉ hành nghề hay các yêu cầu khác của pháp luật. Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký đầy đủ hồ sơ để xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cứ thế tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường.
b.Nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm các loại sau:
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về bằng cấp hoặc chứng chỉ hành nghề;
- Nhóm ngành kinh doanh cần điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);
- Nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu các điều kiện khác.
Khi doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành nghề yêu cầu điều kiện thì khi đăng ký kinh doanh phải đáp ứng điều kiện đó. Ví dụ với ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đăng ký đủ số vốn theo quy định về vốn pháp định. Khi đăng ký ngành nghề môi giới bất động sản thì chỉ cần cung cấp các giấy tờ hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường, tuy nhiên khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cần cung cấp chứng chỉ môi giới bất động sản. Như vậy, theo luật doanh nghiệp 2020 và các Nghị định hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp 2020 thì không có bất cứ quy định cụ thể về việc thành lập doanh nghiệp cần có bằng cấp hay chứng chỉ. Tuy nhiên, căn cứ vào các ngành nghề hoạt động và quy định của pháp luật chuyên ngành với ngành nghề đó thì doanh nghiệp sẽ có những quy định riêng về việc người thành lập doanh nghiệp có phải cung cấp bằng cấp và chứng chỉ khi tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực có điều kiện đó.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm động lực để đứng lên thành lập công ty cho riêng mình mà không sợ các rào cản về vốn. Nếu có nhu cầu muốn chúng tôi tư vấn, hỗ trợ về các dịch vụ như giấy phép kinh doanh hoặc các dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,...thì hãy liên hệ với tư vấn Quang Minh qua hotline 0932 068 886.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...