THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Kinh nghiệm khi làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

Để hạn chế thấp nhất mức thuế phải nộp và tránh vi phạm Luật thuế, kế toán thuế không chỉ cần có kiến thức mà còn cần kinh nghiệm thực tế. Dưới đây là những kinh nghiệm làm kế toán thuế doanh nghiệp mà công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh đúc kết từ thực tế, bạn hãy tham khảo nhé!

I. Nghiệp vụ kế toán thuế là gì? Chức năng kế toán thuế

Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

Kế toán thuế là thuật ngữ quá quen thuộc đối với bất kì doanh nghiệp nào, là liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Bởi khi thành lập doanh nghiệp phải có bộ phận kế toán thuế để doanh nghiệp đi vào hoạt động và tồn tại trong sự quản lý của pháp luật. Đồng thời, nhà nước chỉ có thể quản lý được công ty, hoặc nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế làm nhiệm vụ này.

Về cơ bản, khi bắt đầu thành lập công ty, kế toán viên về thuế sẽ hiện việc kê khai và nộp lệ phí môn bài. Tiếp theo đó, khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, bộ phận kế toán này sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: Tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để tiến hành theo dõi và hạch toán, lập báo thuế, lập báo cáo tài chính, lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT,...

II. Làm công việc của kế toán thuế có phức tạp không?

Làm kế toán thuế sẽ có nhiệm vụ và trọng trách lớn, đòi hỏi nhiều yêu cầu trong đó quan trọn nhất người đảm nhận vị trí này không chỉ có kiến thức chuyên môn mà phải có kinh nghiệm để giải quyết các tình huống có thể phát sinh đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nghiệp vụ kế toán thuế rất phức tạp, nếu sơ xuất có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến doanh nghiệp nên người làm kế toán thuế cũng cần tính toán một cách cẩn thận trong công việc.

III. Cách làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp mới thành lập

Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, kế toán thuế cần làm theo quy trình sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bước 2: Mở tài khoản ngân hàng cho công ty.
  • Bước 3: Mua phần mềm chữ ký số để phục vụ công việc kê khai thuế qua mạng và đăng ký nộp thuế điện tử.
  • Bước 4: Thực hiện lập tờ khai và nộp thuế môn bài.
  • Bước 5: Thực hiện đăng ký phương pháp tính thuế GTGT và lập mẫu 06/GTGT gửi cơ quan thuế.
  • Bước 6: Tiến hành tổng hợp hóa đơn, chứng từ để thực hiện báo cáo và nộp thuế.
  • Bước 7: Thực hiện hạch toán sổ sách dựa trên các chứng từ hóa đơn.
  • Bước 8: Thực hiện đối chiếu sổ sách, lập báo cáo tài chính năm.
  • Bước 9: In sổ sách, ký, đóng dấu và lưu trữ chứng từ, sổ sách.

2. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động

Với các doanh nghiệp đang hoạt động, khi làm kế toán thuế, bạn cần lưu ý các công tác tiếp nhận, bàn giao chứng từ, sổ sách kế toán.

XEM THÊM: Thành lập công ty tại Bình Phước

IV. Kinh nghiệm giúp làm kế toán thuế dễ dàng cho doanh nghiệp

1. Các kế toán viên phải luôn nhớ tập hợp hết hóa đơn đầu vào và đầu ra trong tháng hạch toán của công ty:

Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

Nếu bạn quên không kê khai, hoặc bỏ sót hóa đơn đầu vào và đầu ra, sẽ gây ra nhiều vấn đề cho doanh nghiệp. Vì thế, để tránh trường hợp trên người làm kế toán thuế cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

  • Kiểm tra từng hóa đơn hợp lệ, số tiền trên hóa đơn phải đảm bảo chính xác.
  • Kế toán công nợ hoặc doanh thu kê khai thuế đầu ra (theo mẫu) kèm 1 liên hóa đơn.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong tháng cho cấp trên.

2. Kiểm tra và kê khai thuế đầu ra, đầu vào

Kiểm tra và kê khai thuế đầu ra, đầu vào là việc làm cần thiết để lên biểu kê khai nộp thuế đúng thời gian quy định.

3. Kế toán viên theo dõi chi tiết các tài khoản 133 và 333

Kinh nghiệm làm kế toán thuế cho doanh nghiệp

Kế toán thuế cần theo dõi chi tiết tài khoản 133 và 333 đảm bảo số hạch toán khớp với số kê khai, nếu phát hiện chênh lệch phải tạm điều chỉnh sổ kế toán hoặc điều chỉnh kê khai thuế.
Đặc biệt, kế toán thuế cần đảm bảo thuế đầu ra đã kê khai phải khớp với doanh thu chịu thuế hạch toán trong kỳ, quyết toán thuế năm…

4. Kế toán viên phải kê khai nộp thuế TNCN, TNDN và thuế môn bài theo đúng quy định

Theo quy định của kế toán, việc nộp muộn thuế là điều “cấm kỵ” đối với một kế toán viên. Chính vì vậy bạn cần phải nắm rõ những quy định về thời hạn nộp thuế của từng sắc thuế để chủ động nộp trước ngày hết hạn, tránh bị cơ quan thuế nhắc nộp và thậm chí bị phạt nộp chậm.

Bài viết trên đã chia sẽ những kinh nghiệm làm kế toán thuế doanh nghiệp cần thiết. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này trong công việc kế toán thuế để tránh sai sót và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài cung cấp các kiến thức về kinh doanh, công ty tư vấn Quang Minh còn cũng cấp các dịch vụ hữu ích giúp ích cho các cá nhân và doanh nghiệp như dịch vụ tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,... hãy liên hệ với chũng tôi nếu bạn cần hỗ trợ.

  • Currently 4.76/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 1491 đánh giá
Kinh nghiệm khi làm kế toán thuế cho doanh nghiệp
Kinh nghiệm khi làm kế toán thuế cho doanh nghiệp
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886