Khi nào nên tăng vốn điều lệ? Việc tăng vốn có ảnh hưởng gì?
Công ty muốn thực hiện tăng vốn điều lệ khi
- Muốn tăng về hạn mức vay của ngân hàng.
- Muốn tăng độ tin cậy của công ty với các chủ nợ, đối tác.
- Muốn hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên trong công ty.
- Muốn tăng về tính ổn định, hiệu quả và phát triển công ty và có vốn để thực hiện đầu tư hoạt động kinh doanh.
Việc tăng vốn điều lệ sẽ có sự ảnh hưởng ra sao đối với công ty?
- Tăng về hạn mức vay của ngân hàng.
- Tăng mức vốn để thực hiện đầu tư, kinh doanh.
- Tăng mức độ tin cậy của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, bên đối tác.
- Tăng về tính ổn định và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Hạn chế về sự thâu tóm đối với một số cổ đông/ thành viên ở trong doanh nghiệp.
- Sẽ góp phần bảo đảm sự an toàn về pháp lý ở trong hoạt động mở rộng về thị trường, đầu tư hoạt động kinh doanh, …
- Sẽ làm tăng về mức phí phải đóng hằng năm của thuế môn bài trong doanh nghiệp bởi vì mức phí phải đóng của thuế môn bài sẽ dựa vào mức vốn điều lệ của doanh nghiệp.
- Sẽ làm gia tăng thêm khả năng phải chịu các trách nhiệm đối với vật chất/ tài sản của doanh nghiệp trong việc tiến hành những nghĩa vụ và thanh toán các khoản nợ với những chủ nợ, đối tác.
Việc thực hiện tăng vốn điều lệ có cần phải tiến hành thông báo cho cơ quan ĐK kinh doanh không?
- Biên bản cuộc họp của việc thực hiện thay đổi mức vốn điều lệ.
- Bản thông báo của việc thay đổi nội dung thông tin đăng ký kinh doanh.
- Giấy tờ ủy quyền/ giới thiệu của người đi nộp hồ sơ.
- Bản danh sách của những cổ đông/ thành viên sau khi thực hiện thay đổi.
- Bản quyết định của việc thay đổi mức vốn điều lệ.
Khi nào nên tăng vốn điều lệ?
- Khi tiếp nhận số vốn góp từ thành viên mới.
- Khi thực hiện tăng mức vốn góp từ thành viên.
Khi thành viên có sự phản đối về quyết định việc tăng thêm mức vốn điều lệ thì có thể không cần phải góp thêm vốn. Đối với trường hợp này thì mức vốn được góp thêm từ thành viên đó sẽ được phân chia cho những thành viên khác dựa vào tỉ lệ một cách tương ứng so với phần vốn được góp của mỗi thành viên trong vốn điều lệ của doanh nghiệp nếu như những thành viên đó không có các thỏa thuận khác.
Như vậy tóm lại rằng, nên thực hiện tăng vốn điều lệ khi 01 doanh nghiệp thực hiện báo cáo thuế trong hằng tháng mà có mức doanh thu liên tục cao hơn so với tháng trước và gần bằng so với mức vốn đã thực hiện đăng ký lúc ban đầu. Về mức vốn điều lệ thì không nên thực hiện tăng quá nhiều vì như vậy cũng sẽ không tốt đối với mức đóng thuế, để tốt nhất thì nên tăng ở mức khoảng chừng gấp đôi so với mức doanh số đã được bán ra trong 01 tháng.
Nếu như mức doanh thu mà không được cao hay bị giảm ở trong nhiều tháng liên tiếp thì sẽ cần phải thực hiện giảm bớt mức vốn điều lệ và mức nguy hiểm mà để cần phải giảm là khi số vốn thực hiện đăng ký lại cao hơn gấp cao hơn 04 lần so với mức doanh thu trong 01 tháng.
Nguyên nhân là nếu như mức doanh thu được tăng mà không có thực hiện tăng vốn thì sẽ không sao, tuy nhiên đừng có để chênh lệch quá nhiều bởi vì doanh nghiệp có thể thực hiện vay ngoài nhằm tiếp tục xoay vòng những đồng vốn đã chạm đích hay còn gọi là vốn đăng ký.
Nếu như mức vốn cao hơn nhiều so với mức doanh thu thì bắt buộc cần phải giảm mức vốn đăng ký do phải thực hiện chứng minh cho cơ quan của thuế về số tiền mặt có trong tài khoản đã đăng ký có phải đúng như trên thực tế đã báo cáo hay không, đúng thì sẽ không sao còn nếu sai thì sẽ phải thực hiện giải trình về việc số tiền này hiện đang ở đâu và sẽ được dùng vào mục đích gì. Nếu thực hiện giải trình mà không thành công thì sẽ phải chịu bị xử phạt vì việc dùng vốn không đúng nguyên tắc.
Tư vấn Quang Minh mong rằng những thông tin trên sẽ giải đáp được thắc mắc của các doanh nghiệp về vấn đề tăng vốn điều lệ. Nếu bạn muốn biết thêm chi tiết về thủ tục tăng vốn điều lệ cho công ty thì hãy gọi ngay hotline 0932.068.886 - 096.3839.005 để được tư vấn miễn phí nhé.
Bài viết liên quan: