Hướng dẫn thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm
Hôm nay, Quang Minh – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký cơ sở sản xuất từng bước, cần giấy tờ gì, nộp hồ sơ ở đâu, hỗ trợ đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm từ a-z.
Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc danh mục kinh doanh nào?
Nhu cầu ăn uống, sử dụng, chế biến thực phẩm là một trong những yêu cầu căn bản và thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của mỗi con người. Và việc chọn lựa các sản phẩm thực phẩm làm nguyên liệu cho bữa ăn hằng ngày luôn được các bà nội trợ xem xét kỹ lưỡng để đem lại những giá trị dinh dưỡng tốt nhất cho gia đình mình. Những người thực hiện việc mua và lựa chọn thực phẩm không chỉ xem xét về giá cả mà còn về vấn đề đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc – xuất xứ của thực phẩm.
Để tạo được lòng tin nơi người mua hàng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh cần chú trọng vào mẫu mã, nhãn mác,… Tuy nhiên, quá trình sản xuất thực phẩm lại là điểm cần được lưu tâm nhất. Một cơ sở sản xuất thực phẩm uy tín và đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh – an toàn thực phẩm mới có thể sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm tin dùng.
Có thể giải thích một cách đơn giản Sản xuất thực phẩm là một quá trình bao gồm các bước từ trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt,… đến việc sản xuất ban đầu, sơ chế thực phẩm và chế biến thực phẩm trước khi sản phẩm được đưa vào thị trường mua – bán.
Những yêu cầu cho cơ sở sản xuất thực phẩm?
Để có thể sản xuất thực phẩm một cách hợp pháp thì các cơ sở sản xuất cần đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:
Về địa điểm:
- Phải đảm bảo diện tích, không ẩm thấp;
- Thiết kế và bố trí nhà xưởng:
- Bố trí theo nguyên tắc một chiều (từ đầu vào đến khâu hoàn thành – đóng gói sản phẩm);
- Tách biệt các khu vực nhà kho, khu sơ chế, đóng gói, kho sản phẩm hoàn thiện,…;
- Khu vực di chuyển nội bộ cũng cần đảm bảo vệ sinh, thoáng mát;
- Khu vực xử lý chất thải phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường.
- Kết cấu nhà xưởng: tưởng phẳng, màu sáng, thoáng mát, không ẩm thấp;
- Hệ thống ánh sáng, thông gió thích hợp.
- An toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch – khử trùng – bảo dưỡng;
- Dụng cụ di động cần bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh;
- Đầy đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép;
- Được chế tạo từ vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.
- Phải có Giấy Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Công thương;
- Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, không mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp;
- Phải mang trang phục bảo hộ: đội mũ, mang găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang;
- Móng tay ngắn, sạch sẽ, không đeo nhẫn.
- Sản phẩm được đóng gói, bảo quản ở vị trí cách nền 12cm, cách tường ít nhất 30cm, và cách trần ít nhất 50cm;
- Nhiệt độ, độ ẩm cần đảm bảo điều chỉnh phù hợp với từng loại sản phẩm riêng biệt.
Những thủ tục cần thiết để đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm
- Nộp Đơn Đề nghị cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đủ sức khỏe/ Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất do Cơ sở Y tế cấp quận/ huyện trở lên cấp;
- Bản sao (có xác nhận của cơ sở) Giấy Xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/ Giấy Xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong 05 ngày làm việc.
- Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở: Trong 10 ngày làm việc (kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
- Cấp Giấy chứng nhận: Trong 05 ngày làm việc (kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở).
Khác biệt giữa Đăng ký kinh doanh và Đăng ký cơ sở sản xuất thực phẩm?
- Hoạt động kinh doanh (thương mại): là hoạt động kinh doanh hợp pháp, trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa; đầu tư tiền – của – sức lực,… để mua bán, trao đổi sản phẩm kinh doanh trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. KHÔNG TRỰC TIẾP tham gia vào quá trình sản xuất.
- Hoạt động sản xuất: là hoạt động kinh doanh hợp pháp, tham gia TRỰC TIẾP vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm qua các nguồn lực về con người, tiền của.