Thành lập công ty truyền thông và những điều bạn cần biết
Công ty truyền thông là một trong mô hình, lĩnh vực mới nhất hiện nay. Đây cũng là môi trường khá đa dạng về công việc, ngành công nghiệp truyền thông rất hấp dẫn và thú vị cho bất kỳ ai đang tìm kiếm một sự nghiệp lâu dài. Nếu bạn là một cá nhân hay một tổ chức đang muốn thành lập công ty truyền thông nhưng lại không biết về thủ tục hồ sơ, ngành nghề đăng ký kinh doanh như thế nào? Vậy thì hãy đến với dịch vụ tư vấn thành lập công ty của công ty Quang Minh chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn thực hiện được giấc mơ của mình.
1. Tại sao cần thành lập công ty truyền thông?
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin như hiện nay. Công nghệ mang lại sự đóng góp không nhỏ cho con người. Chỉ cần có một chiếc Smartphone bạn có thể biết được mọi thông tin, tin tức giải trí trên khắp mọi miền đất nước.
Trước đây phương tiện truyền thông chưa phát triển nhu cầu của con người về tin tức giải trí cũng chưa cao. Hiện nay, phương tiện truyền thông đang chiếm sự chú ý của người tiêu dùng, để đáp ứng nhu cầu đó của người tiêu dùng, nhiều công ty truyền thông cũng được thành lập nhiều.
Các công ty truyền thông thành công khi tạo ra nội dung tuyệt vời. Để công chúng biết đến thương hiệu của mình, bạn cần phải tìm ra câu chuyện bạn muốn kể và sau đó tìm cách kể câu chuyện đó. Nó không chỉ dành cho các nền tảng xã hội mà còn trên mọi hình thức trải nghiệm của khách hàng. Điều này có thể bao gồm quảng cáo trả tiền. Bạn phải nghĩ đến mọi điểm tiếp xúc của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Các công ty truyền thông rất giỏi trong việc có một câu chuyện nhất quán trên từng điểm tiếp xúc.
2. Những lưu ý khi thành lập công ty
Khi mở công ty kinh doanh lĩnh vực truyền thông cần lưu ý một số vấn đề sau:
a. Trước khi thành lập công ty
Tên riêng của công ty truyền thông: Tên phải là tên riêng, không được trùng hay giống doanh nghiệp khác. Tên phải đầy đủ cấu trúc, tức là có đủ cả loại hình công ty cộng với tên của công ty. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký không trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
Loại hình của công ty: Mỗi công ty khi thành lập đều phải chọn loại hình hoạt động doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty tư nhân và công ty cổ phần. Hãy cân nhắc và lựa chọn loại hình phù hợp với công ty của mình.
Vốn điều lệ: Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiệp mở công ty. Lĩnh vực là lĩnh vực rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải kê khai mức vốn điều lệ cho phù hợp với quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề truyền thông.
Địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng, địa chỉ chính xác. Văn phòng có thể đi thuê hoặc tận dụng nhà riêng, dùng chung văn phòng với công ty khác.Cấm sử dụng địa chỉ giả nếu không sẽ không được phép đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty truyền thông điện tử phải đảm bảo các điều kiện là không thuộc khu vực cấm. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty, do vậy, bạn có thể cân nhắc.
Ngành nghề kinh doanh: Một trong những lưu ý khi thành lập công ty truyền thông quan trọng, đó là về ngành nghề kinh doanh. Vì trong lĩnh vực truyền thông có khá nhiều ngành nghề, nên doanh nghiệp hãy chọn mã ngành phù hợp nhất với khả năng kinh doanh của mình. Bạn có thể tham khảo một số ngành nghề và mã ngành sau:
- Mã ngành 8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
- Mã ngành 9000: Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải tr. (Hoạt động của các cơ sở và việc cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu về thưởng thức văn hoá và giải trí cho khách hàng.)
- Tổ chức các buổi trình diễn kịch trực tiếp, các buổi hoà nhạc và opera hoặc các tác phẩm khiêu vũ và các tác phẩm sân khấu khác.
- Mã ngành 7420: Hoạt động nhiếp ảnh. Chụp ảnh cho tiêu dùng và thương mại
- Mã ngành 7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
- Mã ngành 7310: Quảng cáo
- Mã ngành 5911: Hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình. (Hoạt động sản xuất chương trình truyền hình)
- Mã ngành 5820: Xuất bản phần mềm
- Mã ngành 5920: Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
- Mã ngành 5913: Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
- Mã ngành 5914: Hoạt động chiếu phim
- Mã ngành 2630: Sản xuất thiết bị truyền thông
- Mã ngành 7730: Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: thiết bị phát thanh; truyền hình và thông tin liên lạc chuyên môn; thiết bị sản xuất điện ảnh; thiết bị đo lường và điều khiển; dụng cụ máy; thiết bị khai khoáng và thăm dò dầu
- Mã ngành 6130: Hoạt động viễn thông vệ tinh
- Mã ngành 6022: Chương trình cáp, vệ tinh và các chương trình thuê bao khác
- Mã ngành 6021: Hoạt động truyền hình
- Mã ngành 5912: Hoạt động hậu kỳ. (Hoạt động biên tập, truyền băng, đầu đề, phụ đề, giới thiệu phim (giới thiệu danh sách các diễn viên, đạo diễn, người quay phim …), thuyết minh, đồ họa máy tính, sản xuất các hiệu ứng đặc biệt về chuyển động.)
b. Trong quá trình thành lập công ty
Khi thành lập một công ty truyền thông cần lưu ý và chuẩn bị những thủ tục và hồ sơ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông.
- Danh sách thành viên/cổ đông ( trường hợp thành lập công ty là công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần)
- Chứng minh nhân dân bản sao, hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên/cổ đông.
- Chứng chỉ hành nghề xây dựng của thành viên/cổ đông/nhân viên công ty.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Giấy ủy quyền nộp và nhận hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không tự thực hiện).
Ngoài ra, vì trong số các ngành nghề truyền thông, có một số ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh những ngành nghề đó sẽ cần làm thủ tục công bố chất lượng hoặc thủ tục xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh theo luật.
c. Sau khi thành lập công ty
Sau khi đã làm hồ sơ thủ tục kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục sau để tránh những xử phạt từ pháp luật. Thông thường sau khi được cấp giấy phép đăng ký công ty, doanh nghiệp cần:
- Tiến hành công bố thông tin của công ty truyền thông lên cổng thông tin quốc gia.
- Thực hiện phát hành hóa đơn, kê khai, đóng thuế môn bài.
- Treo biển hiệu công ty, đăng ký chữ ký số điện tử và mở tài khoản ngân hàng giao dịch.
- Khắc con dấu tròn của công ty và công khai mẫu dấu.
- Thông báo mẫu dấu
- Góp vốn
3. Bí quyết duy trì công ty truyền thông
a. Làm việc với các chuyên gia
Vì bối cảnh và cách tiếp cận đối với đối tượng mục tiêu rất phức tạp. Việc nói chuyện với chuyên gia có thể giúp bạn xem xét các cách kiếm tiền từ kênh của bạn và cách phân phối nội dung của bạn tốt nhất.
b. Tăng nguồn vốn
Thực tế, nếu bạn muốn trở thành một người chơi nghiêm túc trong ngành hoặc thậm chí có cơ hội tồn tại lâu dài, bạn cần phải huy động vốn. Tùy thuộc vào thị trường ngách của bạn, bạn sẽ đối đầu với những người chơi có khả năng chiến xa hơn bạn nhiều, vì vậy bạn phải chuẩn bị.
Khi tìm kiếm nguồn tài trợ, bạn phải đảm bảo rằng bạn có một lượng khán giả cốt lõi đáng kể. Bạn cũng nên xem liệu bạn có thể tìm thấy những người có thể tự nguyện giúp đỡ trong giai đoạn đầu, chẳng hạn như thực tập sinh. Ngoài ra, hãy xem xét từ bỏ vốn chủ sở hữu và hợp tác với một người có kinh nghiệm chiến lược và chuyên môn.
Đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đã được bảo vệ. Điều này có nghĩa là bạn phải đảm bảo quyền sở hữu nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ trước khi đầu tư quá nhiều.
c. Tận dụng mạng xã hội, tiện ích của điện thoại
Hiện nay MXH là kênh phân phối lớn nhất vì đa số người tiêu dùng đều sử dụng MXH. Hãy lên ý tưởng và có chiến lược phù hợp nhất để thu hút người tiêu dùng thông qua mạng Internet. Tận dụng tối ưu nhất những trang web, facebook, youtube để tăng nguồn thu cho doanh nghiệp của bạn.
d. Nâng cấp sản phẩm, dịch vụ bằng công nghệ
Truyền thông là ngành mới đang phát triển mạnh, với sự phát triển như vậy đội ngủ sản phẩm và công nghệ của doanh nghiệp cũng mạnh để đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Để thành công trong thế giới hiện tại, nơi các công ty truyền thông không đơn giản chiến đấu với nhau mà tự mình chiến đấu với gã khổng lồ công nghệ.
Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn đọc về những điều cần biết khi thành lập công công ty. Nếu bạn đang có ý định mở công ty hoặc cần hỗ trợ tư vấn về cách làm thủ tục, hồ sơ thì có thể liên hệ ngay cho chúng tôi. Dịch vụ thành lập công ty online - với kinh nghiệm của công ty Quang Minh sẽ giúp bạn đơn giản hóa và thuận lợi hơn trong việc thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đơn giản và bền vững.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...