Hướng dẫn thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm phần 1
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ cũng tăng theo. Trong khi đang phân không biết lựa chọn lĩnh vực nào để lập nghiệp thì kinh doanh mỹ phẩm hẳn là một đề xuất tuyệt vời trong thị trường khách hàng tiềm năng ngày nay. Không để bạn phải chờ lâu, công ty tư vấn Quang Minh sẽ hướng dẫn bạn cách thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm.
Đầu tiên, ta sẽ tìm hiểu về kinh doanh mỹ phẩm cụ thể sẽ bán những loại mặt hàng và dịch vụ gì? Sau đó là những hồ sơ và thủ tục cơ bản để thành lập công ty.
1. Kinh doanh Mỹ phẩm là gì?
Là hoạt động sản xuất và bán những sản phẩm làm đẹp này đến thị trường tiêu thụ. Thị trường mỹ phẩm cực kỳ đa dạng và phong phú với nhiều mặt hàng, mẫu và dịch vũ khác nhau. Những sản phẩm ta thường thấy là sản phẩm trang điểm, chăm sóc da, cơ thể,..
Không chỉ buôn bán đơn thuần, chủ kinh doanh có thể sản xuất sản phẩm của mình với số lượng lớn và phân phối hoặc xuất khẩu với những cong ty kinh doanh lớn.
2. Những mô hình kinh doanh mỹ phẩm phổ biến hiện nay:
- Hộ kinh doanh: hoạt động với quy mô nhỏ, vì vậy mà sổ sách và các chứng từ, hồ sơ làm việc đơn giản cũng như bị giởi hạn về số lượng nhân viên (không vượt quá 20 người). Bên cạnh đó, chủ hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu đi kèm.
- Doanh nghiệp tư nhân: hoạt động như một chủ đầu tư nhưng vẫn không có tư cách pháp nhân. Vì vậy mà chủ doanh nghiệp phải chịu nhiều rủi ra về tài sản khi vay vốn.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: đây là tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Phải hoàn tất các thủ tục, hồ sơ bắc buộc, và phải có vốn điều lệ để hoạt động.
- Kinh doanh online: hiện nay, nhờ sự xuất hiện của nhiều hình thức thương mại điện tử mà các chủ doanh nghiệp cũng tận dụng kinh doanh theo kiểu này. Vậy kinh doanh theo hình thức online có cần đăng ký không? Sẽ có hai trường hợp : trường hợp đối tượng là doanh nghiệp lập wedsite, các sàn giao dịch thương mại điện tử, đấu giá,... thì phải đăng ký với Bộ Công Thương để hoạt động; Trường hợp các cá nhân hoạt động kinh doanh đơn thuần trên các mạng xã hội,… không cần phải đăng ký nhưng phải đảm bảo và tuân thủ theo quy định pháp luật.
3. Kinh nghiệm thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm:
Giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, khi bắt đầu kinh doanh ta phải bước qua những giai đoạn chuẩn bị thật kỹ về thị trường về đối thủ, mặt hàng, vv…
a. Đặt tên cho công ty :
Trước khi đặt tên, doanh nghiệp cần xem cách đặt tên được quy định, tránh những sai sót không đáng có. Chủ doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng từ ngữ thiếu văn hóa, không đặt tên bằng tên của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền , chính trị.
- Ưu tiên viết tên dễ đọc, dễ nhớ. Chủ công ty có thể đặt tên cho doanh nghiệp bằng tiếng anh hoặc viết tắt.
- Chủ doanh nghiệp nên tra cứu tên trên cổng thông tin trước khi đặt để tránh trùng lặp.
b. Địa chỉ của công ty :
- Với trường hợp là công ty hoặt động cần có địa chỉ kinh doanh cụ thể thì mới được đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty phải cụ thể, rõ rang đảm bảo quy định.
- Bên cạnh đó, chủ doanh nghiệp có thể đặt địa chỉ công ty là nơi ở, nhà riêng (phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu), hoặc có thể thuê văn phòng làm việc.
- Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam: phải ghi rõ số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…. Nghiêm cấm các trường hợp sử dụng địa chỉ giả, khai gian địa chỉ để kinh doanh.
c. Xác định loại hình doanh nghiệp cho công ty :
– Doanh nghiệp nên lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với phương thức hoạt động, điều kiện tài chính của công ty.
– Các trường hợp lựa chọn loại hình đơn giản như :
- Công ty TNHH cho doanh nghiệp ít thành viên
- Công ty Cổ phần với doanh nghiệp có số lượng thành viên vượt quá 50 người.
Bên cạnh đó có thể lựa chọn loại hình công ty tư nhân, hoặc công ty hợp doanh. Mỗi loại hình đều có mỗi ưu điểm và nhược điểm đi kèm, chủ doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ.
d. Chuẩn bị vốn, kê khai vốn điều lệ:
Vốn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động và đăng ký theo quy định pháp luật. Mặc dù doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn tùy theo tình hình tài chính nhưng doanh nghiệp cũng nên tham khảo vốn tổi thiểu để thành lập công ty.
Đây là phần 1 những điều doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi thành lập công ty mỹ phẩm gồm kiến thức về các mô hình hoạt động và những điều cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào thành lập công ty. Mời quý bạn đọc xem tiếp phần 2 để rõ hơn về các thủ tục và hô sơ cụ thể giúp cho quá trình khởi nghiệp của mình đựơc nhanh chóng dễ dàng hơn.
Công ty tư vấn Quang Minh cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập công ty và các dịch vụ kế toán, khai báo thuế uy tín. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng...
Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing
Digital marketing không còn là ngành nghề xa lạ đối với con người hiện nay. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiếp thị,...
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe được chế biến từ các dược phẩm hay các động thực vật ăn...
Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất
Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”,...
Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp
Con người đang sống ở thời đại đỉnh cao của nền văn hoá hiện đại, công nghệ cao. Chúng ta đang từ bước chuyển...
Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc kinh doanh LLC khác nhau xuất hiện. Hãy nhớ rằng việc lựa chọn một loại hình...