THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Hướng dẫn giải thể công ty giải thể doanh nghiệp

Sau thời gian thành lập công ty, chủ doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động vì nhiều lý do, giống với việc thành lập doanh nghiệp lúc bắt đầu, chủ công ty cũng phải hoàn tất những thủ tục và quy trình bắc buộc để được phép giải thể công ty theo quy định của pháp luật. Chúng ta sẽ tìm hiểu tuần tự từng bước để tiến hành việc giải thể.

1. THỂ CÔNG TY, DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI LÀM THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY?

A. Giải thể công ty, doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp được hiểu là  chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp không còn đủ điều kiện để tồn tại như một tổ chức.
  
 Việc giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nhiều lý do, nhưng chung quy bao gồm 2 lý do chính từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện ) và nguyên nhân khách quan khác ( giải thể bắt buộc)
 - Nguyên nhân từ doanh nghiệp: có thể là do doanh nghiệp đã đạt được mục đích kinh doanh, hoặc việc kinh doanh không đem lại lợi nhuận thậm chí là phát sinh thất thoát; 
 - Nguyên nhân khách quan khác: do vi phạm những điều khoản đã được quy định trong điều luật dẫn đến công ty bị thu hồi giáy phép kinh doanh. 
 
Cụ thể, theo Luật Doang nghiệp 2020 điều 207, có 4 trường hợp doanh nghiệp bị giải thể, đó là :
  • Kết thúc đúng thời hạn hoạt động đã ghi rõ trong Ddiều lệ công ty kèm  theo quyết định không gia hạn thêm của chủ doanh nghiệp;
  • Giải thể công ty phải theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Không đảm bảo đủ số lượng thành viên đã ghi trong thời gian tối thiểu 6 tháng và không tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Do vi phạm điều khoảng, quy định trong hồ sơ, công ty bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác).
b.Tại sao phải làm thủ tục giải thể công ty?
Trong trường hợp công ty đã ngừng hoạt động nhưng lại không thông báo và không tiến hành giải thể vì chủ sở hữu cho rằng đây là điều không cần thiết kèm theo lý do là thủ tục , hồ sơ quá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều này đã khiến cho công tác quản lý doanh nghiệp của nhà nước gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó các chủ doanh nghiệp cũng hứng chịu sự thiệt hại về tài sản theo thời gian dài. 

2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI THỂ CÔNG TY:

Trước khi giải thể công ty, thương nhân phải đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài khoản liên quan bao gồm lương cho người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và các khoản nợ đối với các đối tác làm ăn; Bên cạnh đó, công ty không tham gia bất kỳ quá trình giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

3. THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp:
Trước khi thực hiện việc giải thể, doanh nghiệp phải họp hội đồng để ra quyết định giải thể. Cụ thể, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty doanh nghiệp tư nhân; Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;  bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Bước 2: công khai quyết định về  giải thể doanh nghiệp:
Doanh nghiệp thông báo việc giải thể cho tất những người liên quan đến hoạt động doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa toàn tất nghĩa vụ tài chính phải  gửi kèm phương án giải quyết nợ đến những người có liên quan. 
Bước 3: Thanh lý và thanh toán các khoản nợ của công ty
Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc các Hội đông quản trị sẽ phải tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp the0 điều 208 khoản 2 và 5 của Luật doanh nghiệp 2020.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể sau khi thanh toán hết các khoản nợ:
Người đại diện cho công ty sẽ gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký sau khi hoàn tất các khoản nợ của doanh nghiệp ( thời hạn 5 ngày ) được quy định theo điều 209 khoản 4 của Luật Doanh nghiệp. 
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp cũng tuân theo quy định cụ thể tại Điều 210 Luật Doanh Nghiệp.
Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử.
Nếu không có bất kỳ ý kiến phản đối nào từ các bên có liên quan bằng văn bản kể từ ngày nhận được quyết định giải thể, cơ quan sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp nghiệp sang tình trạng giải thể và đồng thời ra thông báo về việc giải thể doanh nghiệp trong Cở sở dữ liệu quốc gia. 
Như vậy, trước khi doanh nghiệp tiến hành thành lập hay giải thể công ty thì phải cân nhắc rất nhiều và phải chuẩn bị kỹ càng các thủ tục cần thiết. Công ty Minh Quang đã cung cấp thông tin quan trọng cho các bạn về việc giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp đến các chủ doanh nghiệp dịch vụ tư vấn thành lập công ty chất lượng, chi phí hợp lý giúp quy trình làm hồ sơ, thủ tục dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin quý vị liên hệ hotline :  0932 068 886 để được đội ngũ tư vấn hỗ trợ nhiệt tình.
  • Currently 4.85/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.95 sao của 3283 đánh giá
Hướng dẫn giải thể công ty giải thể doanh nghiệp
Hướng dẫn giải thể công ty giải thể doanh nghiệp
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886