Hướng dẫn chi tiết quá trình thành lập doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm hiện nay là lĩnh vực kinh doanh tiềm năng mà các nhà đầu tư đang hướng đến. Vì hiện nay nhu cầu ăn uống của con người ở mọi lứa tuổi càng tăng cao vượt bậc và cấp thiết. Con người cần được cung cấp thực phẩm mỗi ngày. Nhiều nhà đầu tư muốn thành lập công ty kinh doanh nhưng ngại các vấn đề thủ tục pháp lý. Hãy đến với công ty Quang Minh của chúng tôi là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư để thành lập công ty uy tín, trọn gói.
1. Điều kiện để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm:
a. Cơ sở sản xuất kinh doanh
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm ảnh hướng đến sản phẩm. Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải;
- Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
b. Bảo quản
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
c. Vận chuyển:
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Xem thêm: Dịch vụ khai báo thuế
2. Quy trình thành lập công ty thực phẩm:
a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng kí doanh nghiệp
- Danh sách thành viên với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sang lập đối vời công ty cổ phần
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ: thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân, hô chiếu, chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên hoặc cổ đông sang lập, giấy chứng nhận đănng kí doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tồ chức và văn bản ủy quyền.
b. Bước 2: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
c. Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
d. Bước 4: Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế:
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với cơ quan nhà nước
- Đăng kí số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
- Kê khai và nộp thuế môn bài
- In, phát hành hóa đơn già trị gia tăng
e. Bước 5: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Những mẹo sau khi thành lập công ty thực phẩm thành công:
- Tập trung vào sản phẩm duy trì đảm bảo chất lượng
- Bắt đầu PR cho sản phẩm của bạn: từ những đồng nghiệp, bạn bè, người thân, hàng xóm,… là những người trải nghiệm tốt nhất cho sản phẩm. Bạn có thể đến các gian hàng chợ địa phương để quảng cáo sản phẩm tạo uy tín cho họ có trải nghiệm tốt nhất.
- Thu thập dữ liệu: lưu thông tin của khách hàng, tạo bảng khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Sử dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram cho công ty bạn sử dụng để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh cung cấp các kiến thức hữu ích liên quan đến thành lập công ty, công ty chúng tôi là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp muốn sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty online, dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khai báo thuế,... cho donah nghiệp. Công ty Quang Minh xin cam kết sẽ phục vụ khách hàng hài lòng nhất có thể. Đảm bảo hồ sơ được thực hiện nhanh chóng đúng thủ tục pháp lý. Hãy liên hệ hotline 0932068886 với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.