Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2021
Công ty Quang Minh chuyên tư vấn dịch vụ báo cáo thuế giá rẻ cho doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.
Sau đây, Thành lập doanh nghiệp Quang Minh sẽ hướng dẫn bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân thì cần phải xác định được cá nhân thuộc diện là cá nhân cư trú hay không cư trú thì trong bài viết cách tính thuế thu nhập cá nhân sẽ trình bày đầy đủ cả 2 trường hợp và kèm ví dụ cụ thể
I/ Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 đối với cá nhân cư trú
Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng 1 trong 2 điều kiện
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
- Hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam từ 183 ngày trở lên
Khi cá nhân có nơi ở thường xuyên tại VN nhưng thực tế có mặt tại VN dưới 183 ngày trong năm tính thuế. Nhưng không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì là cá nhân cư trú tại VN
Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú áp dụng cụ thể cho từng trường hợp:
1/ Tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công
Thuế thu nhập cá nhân =Thu nhập tính thuế * Thuế suất + Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (Bản thân/Gia cảnh/Bảo hiểm/Quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học)
(+) Thu nhập chịu thuế
(+) Các khoản giảm trừ
- Mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần:
- Đối với cá nhân nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng.
- Đối với mỗi người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/tháng/người.
a) Quy định giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
- Con < 18 tuổi hoặc > 18 tuổi nhưng mất khả năng lao động hoặc vẫn đang đi học & có thu nhập hàng tháng không quá 1triệu
- Vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, ông bà hoặc người phải trực tiếp chăm sóc khác: đang trong tuổi lao động (phụ nữ: 55 & nam: 60 tuổi) nhưng bị mất khả năng lao động & có thu nhập hàng tháng không quá 1triệu. Hoặc đã ngoài độ tuổi lao động & có thu nhập hàng tháng không quá 1 triệu.
- Thời điểm được tính giảm trừ: Nếu người nộp thuế đã đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo quy định thì sẽ được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng & tương ứng với kỳ tính thuế nhé
b) Quy định giảm trừ bảo hiểm: Các khoản bảo hiểm bắt buộc đã nộp theo quy định (BHXH, BHYT, BHTN); quỹ hưu trí tự nguyện tối đa 1tr/tháng
c) Quỹ từ thiện, nhân đạo, khuyến học: phải thoả mãn điều kiện đối tượng nhận từ thiện và chứng từ chứng minh
Thuế suất: Áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Lưu ý:
Trường hợp người sử dụng lao động cam kết trả thay thuế TNCN (trả lương NET) thì thu nhập tính thuế, thu nhập chịu thuế phải quy đổi, bao gồm cả số thuế phải nộp (phương pháp gross-up). Phương pháp quy đổi ra thu nhập đã bao gồm thuế thực hiện theo Điều 7 Thông tư số 111/2013/TT- TC đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 92/201 /TT-BTC.
2/ Tính thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh
2.1/ Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế * Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
+Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0.5%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1.5%
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%
2.2/ Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế * Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
+ Doanh thu tính thuế là là doanh thu bao gồm thuế ( trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ được xác định theo hợp đồng bán hàng, gia công, hoa hồng, dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội; các khoản bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng mà cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
+ Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0.5%
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1.5%
- Hoạt động kinh doanh khác: 1%
2.3/ Cá nhân cho thuê tài sản
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế * 5%
+ Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của số tiền bênthuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê và các khoản thu khác bao gồm khoản tiền phạt, bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo thỏa thuận tại hợp đồng thuê
Căn cứ xác định doanh thu để phải chịu thuế là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản. Trường hợp người đi thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì căn cứ xác định doanh thu là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch.
3/ Thu nhập từ đầu tư vốn
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế
4/ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
a) Chuyển nhượng phần vốn góp
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng - Giá mua của phần vốn chuyển nhượng & chi phí hợp lý liên quan
b) Chuyển nhượng chứng khoán
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng từng lần * 0.1%
5/ Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng từng lần * Thuế suất 2%
Lưu ý:
Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Trường hợp không có tài liệu hợp pháp quy định về tỷ lệ sở hữu thì xác định theo tỷ lệ bình quân.
6/ Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhượng quyền thương mại
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế * 5%
Lưu ý:
Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền/nhượng quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu theo hợp đồng bản quyền/chuyển nhượng. Không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được
7/ Thu nhập từ quà tặng, Thu nhập từ trúng thưởng, Thu nhập từ thừa kế
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế * 10%
Lưu ý:
Thu nhập tính thuế là phần giá trị vượt trên 10 triệu mỗi lần nhận
8/ Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động < 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu/lần trở lên
- Cá nhân không ký hợp đồng lao động oặc ký hợp đồng lao động < 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân
- Nếu chỉ có duy nhất thu nhập từ 1 nguồn nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì có thu nhập làm cam kết để tạm thời chưa khấu trừ
II/ Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 đối với cá nhân không cư trú
- Cá nhân không cư trú: Là cá nhân không đáp ứng điều kiện về cá nhân cư trú
- Thu nhập chịu thuế: Là Thu nhập phát sinh từ Việt Nam và Không được áp dụng các khoản giảm trừ khi tính thuế
Dưới đây là cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú chia ra áp dụng trong từng trường hợp cụ thể sau:
1/ Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * 20%
2/ Thu nhập từ kinh doanh:
Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu * Thuế suất tương ứng
Trong đó:
- Hoạt động kinh doanh hàng hóa: 1%
- Hoạt động kinh doanh dịch vụ: 5%
- Còn lại: 2%
3/ Thu nhập từ đầu tư vốn:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế * 5%
4/ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn (×) 0,1% (không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài
Thời điểm tính thuế:
- Chuyển nhượng vốn góp: thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
- Chuyển nhượng chứng khoán: như cá nhân cư trú
5/ Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng bất động sản nhân (×) với thuế suất 2%.
Lưu ý:
- Thời điểm tính thuế: thời điểm làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định
- Các khoản thu nhập còn lại tương tự như cá nhân cư trú
III/ Ví dụ về cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương tiền công
Ông A có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công trong tháng là 100 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc), ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi, ông không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Vậy, số thuế TNCN tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:
- Ông A được giảm trừ 16,2 triệu đồng/tháng (bản thân là 11 triệu, giảm trừ cho 2 người phụ thuộc: 4,4 triệu x 2 người = 8,8triệu đồng).
- TN tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp
- là: 100 triệu đồng – (11 triệu đồng + 8,8 triệu đồng) = 80,2 triệu đồng
Số thuế phải nộp được tính là:
Bậc 1: TN tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
Bậc 2: TN tính thuế trên triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng
Bậc 3: TN tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
Bậc 4: TN tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
Bậc 5: TN tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:
(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
Bậc 6: TN tính thuế trên 2 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:
(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng
Bậc 7: TN tính thuế trên 80 triệu đồng đến 83,8 triệu đồng, thuế suất 35%:
(80,2 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,07 triệu đồng
Như vậy, với mức TN trong tháng là 100 triệu đồng, tổng số thuế TNCN tạm nộp trong tháng của ông A theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:
(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 1,33) = 18,22 triệu đồng
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TTBTC.
Quang Minh hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn về lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân. Mọi thắc mắc về Hướng dẫn thành lâp công ty nhanh hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE 0932.068.886 - 096.3839.005 để được tư vấn miễn phí
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...