Hướng dẫn các bước thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022
Thành lập công ty là ước mơ của nhiều người nhưng các thủ tục thành lập khá rắc rối, phức tạp nên nhiều nhà đầu tư còn e ngại. Hôm nay công ty tư vấn thành lập công ty Quang Minh sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp những kiến thức hữu ích để thực hiện ước mơ khởi nghiệp của mình.
1. Những điều cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty:
a. Xác định số thành viên/cổ đông
Số thành viên/cổ đông công ty sẽ phụ thuộc vào việc bạn kinh doanh một mình hoặc có góp vốn (hùn hạp) với người khác. Và số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập.
b. Loại hình công ty
Hiện nay, có 3 loại hình công ty được đăng kí phổ biến nhất hiện nay là: công ty TNHH Một Thành Viên (TNHH MTV), công ty TNHH Hai Thành Viên, công ty Cổ Phần. Ngoài ra, còn có các loại hình doanh nghiệp khác như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, hợp tác xã,…
c. Ngành nghề kinh doanh
Căn cứ vào điều 7, Luật Doanh Nghiệp Số 68/2014/QH13 “Doanh nghiệp được tư do kinh doanh các ngành, nghề mà luật không cấm”. Tải ngay bảng mã ngành kinh doanh để xem các ngành nghề nào phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty bạn.
d. Vốn điều lệ
Là tổng tài sản, tiền mà các thành viên/cổ đông, chủ sở hữu góp vốn hoặc cam kết góp vốn trong vòng 90 ngày bằng tiền gởi ngân hàng. Vốn điều lệ doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự đăng kí và không cần chứng minh. Việc tăng/giảm vốn điều lệ hiện tại rất đơn giản, tùy thuộc vào tình hình của doanh nghiệp và thủ tục rất đơn giản. Và số vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp.
e. Địa chỉ trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)” Nếu địa chỉ nơi bạn đặt trụ sở chính chưa có số nhà cụ thể thì địa chỉ trụ sở chính chính là địa chỉ được ghi trên sổ hồng, sổ đỏ nơi bạn đặt trụ sở.
d. Tên doanh nghiệp
Theo điểm 1b, khoản 1, điều 38 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì tên dự kiến của doanh nghiệp là “Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu”
Xem thêm: Thành lập công ty tại TPHCM
2. Quy trình thành lập công ty mới nhất
a. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty
- Giấy đề nghị đăng ký công ty
- Điều lệ công ty
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).
- Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
b. Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện mở công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau đó thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty như sau:
Đăng kí tài khoản ngân hàng cho công ty
Hiện tại, có rất nhiều ngân hàng Thương mại cổ phần và ngân hàng nhà nước đang hoạt động, việc đăng kí tài khoản ngân hàng cũng hết sức dễ dàng. Nhưng việc chọn lựa ngân hàng để đăng kí tài khoản cho công ty, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Có chi nhánh gần nơi bạn đặt trụ sở công ty.
- Có nhiều chi nhánh.
- Có làm việc vào sáng thứ 7.
- Có dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking đa dạng với mức phí hợp lý
- Bộ hồ sơ cần có để việc đăng kí tài khoản ngân hàng trở nên thuận lợi
- Giấy phép kinh doanh bản sao y, có công chứng
- Chứng minh nhân dân(CMND) hoặc thẻ căn cước công dân (CCCD) bản sao y, có công chứng. CMND hoặc thẻ CCCD phải trùng khớp với tên người đại diện pháp luật trên GPKD.
- Đồng thời, mang theo con dấu của công ty để hoàn thiện các loại thủ tục, hồ sơ từ phía ngân hàng.
- Sau khi mở tài khoản, bạn nên nộp luôn vào tài khoản ngân hàng với số tiền tối thiểu 3.000.000 đồng, để: nộp thuế môn bài hàng năm với số tiền 2.000.000 đồng, và 1.000.000 đồng còn lại để duy trì tài khoản.
Mua thiết bị chữ ký số
- Từ năm 2014, việc giao dịch với cơ quan thuế đã dần được điện tử hóa, người nộp thuế không phải đến cơ quan thuế để nộp các loại hồ sơ, giấy tờ nữa. Đến thời điểm hiện tại, việc giao dịch với cơ quan thuế gần như được điện tử hóa. Vì vậy, việc sở hữu một chứng thư số (chữ ký số) là điều bắt buộc đối với các công ty. Việc mua chữ ký số rất đơn giản, bạn có thể liên hệ trực tiếp các công ty như: Viettel-CA, VNPT-CA, FPT-CA, VINA-CA,… với mức phí dao động từ 1.200.000 – 2.000.000 đồng với các gói dịch vụ từ 01 – 03 năm.
Thực hiện đăng kí nộp thuế điện tử
- Từ năm 2014, việc nộp tiền thuế điện tử dựa trên nền tảng chứng thư số đã được triển khai bắt buộc đối với người nộp thuế. Để nộp thuế điện tử, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Sau khi công ty có thông tin số tài khoản ngân hàng/tên ngân hàng/địa chỉ email/số điện thoại (đã đăng kí với ngân hàng), công ty sẽ dùng thiết bị chữ ký số để đăng kí kích hoạt chữ ký só đã mua ở bước 2 qua mạng tài khoản ngân hàng.
- Yêu cầu ngân hàng xác nhận đã đăng kí nộp thuế điện tử.
Gắn bảng tên tại địa chỉ trụ sở chính
Theo khoản 2, điều 38, Luật Doanh Nghiệp số 68/2014/QH13, thì: “ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp...”. Cho nên, bạn phải làm bảng tên công ty có đầy đủ thông tin sau: tên công ty + mã số thuế + địa chỉ + Số điện thoại (nếu có). Và gắn bảng tên tại trụ sở chính của công ty.
- Đăng kí hồ sơ thuế lần đầu với cơ quan thuế quản lý
- Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn sẽ tiến hành nộp bộ hồ sơ thuế lần đầu cho cơ quan quản lý thuế nơi công ty bạn đặt trụ sở. Bộ hồ sơ sẽ bao gồm các bước như sau:
- Tờ khai thuế môn bài. Hoặc bạn có thể vào phần mềm Hỗ Trợ Kê Khai do Tổng Cục Thuế phát hành - Mục Phí - Lệ Phí để thực hiện kê khai trên phần mềm. - 02 bản, có đóng dấu và chữ ký của đại diện pháp luật.
Trên là những các thủ tục thành lập công ty mới nhất hiện nay các bạn có thể tham khảo qua và quyết định có nên mở công ty kinh doanh hay không. Nếu bạn muốn thành lập công ty hãy liên hệ cho công ty Quang Minh chúng tôi chuyên tư vấn thành lập công ty sẽ giúp bạn hoàn tất thủ tục hồ sơ nhanh chóng tiết kiệm thời gian và chi phí theo đúng thủ tục pháp lý. Mọi chi tiết xin liên hệ qua hotline 0932068886 để biết thêm thông tin chi tiết.