THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Không phải công dân nào cũng được phép Thành lập doanh nghiệp. Pháp luật quy định rõ những đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Các quy định liên quan đến việc mở công ty, mua và chuyển nhượng vốn, cổ phần khá phức tạp. Tuy vậy, doanh nghiệp buộc phải nắm rõ những điều kiện này để tránh các vi phạm không nên có. Bài viết sau đây chúng tôi cung cấp hy vọng sẽ giúp ích đến Qúy khách hàng.

Những ai có quyền thành lập công ty

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, tất cả các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ những trường hợp sau:
  • Đối với cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, lực lượng, tổ chức quân đội...:
  • Cán bộ, công nhân viên chức đang là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng hoặc các vị trí cấp quản lý khác của doanh nghiệp trực thuộc bộ máy nhà nước, chỉ được phép tham gia góp vốn với tư cách cổ đông.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc các công nhân viên chức quốc phòng trong cơ quan trực thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ các cá nhân được ủy quyền quản lý phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp.
Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.
 
Đối với cá nhân, công dân Việt Nam:
  • Cá nhân chưa đủ tuổi thành niên, không đủ hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Người đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
  • Những ai được đứng tên đại diện và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật
  • Người đại diện doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp là hai khái niệm khác nhau. Trong đó:
  • Người quản lý doanh nghiệp có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc hoặc cá nhân có quyền ký kết, thực hiện các giao dịch theo điều lệ của công ty.

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Tuy vậy, đối tượng của người quản lý doanh nghiệp và người đại diện pháp luật là giống nhau:
  • Người đại diện pháp luật thường là người quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Các chức vụ điển hình của người đại diện pháp luật là: Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc…(cá nhân giữ những chức vụ này mặc nhiên được xem là người quản lý doanh nghiệp).

Điều lệ công ty sẽ quy định về số lượng, quyền và nghĩa vụ của người đại diện và quản lý doanh nghiệp theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với các trường hợp sau, sẽ không được đứng tên đại diện và quản lý doanh nghiệp:

  • Thành viên, cổ đông tại công ty trong đó nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, vốn góp hoặc cổ phần thì các mối quan hệ liên quan đến thành viên, cổ đông đó như bố/mẹ ruột, bố/mẹ nuôi, vợ chồng, anh/chị/em ruột… không được ủy quyền làm đại diện, người quản lý.
  • Doanh nghiệp có trên 50% cổ phần phổ thông do nhà nước nắm giữ thì chủ tịch hội đồng quản trị không được đồng thời là giám đốc hoặc tổng giám đốc. 

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Những ai có quyền thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần?

Nếu như các bạn chưa nắm được những ai có quyền thành lập công ty, góp vốn, mua phần vốn, mua cổ phần vào công ty thì có thể tham khảo bài viết dưới đây mà thành lập công ty uy tín tiếp tục cung cấp sau đây. 
 

Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp :

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Trường hợp Cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình theo điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
  • Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
  • Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
  • Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Những ai có quyền mua và chuyển nhượng cổ phần

Đối với mô hình công ty cổ phần, hình thức mua lại cổ phần và chuyển nhượng cổ phần là khác nhau.
 

Mua cổ phần

  • Mua lại cổ phần là việc cổ đông mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Tham khảo Điều 129, 130 Luật Doanh nghiệp 2014).
  • Tất cả cá nhân, tổ chức đều được quyền mua cổ phần trừ trường hợp bị pháp luật cấm tại Khoản 3, 4 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
  • Cán bộ, công nhân viên chức không phải là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan đều có quyền mua cổ phần.
  • Nếu mua lại cổ phần theo quyết định của công ty, công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.
  • Ngoại trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết, còn lại các cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại đều được phép mua. Do chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi biểu quyết được chuyển nhượng (Tham khảo Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014).

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác hoặc người khác không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông (Tham khảo Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014);
 

Điều kiện để cổ đông được phép chuyển nhượng cổ phần:

  • Trong 3 năm đầu, cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác.
  • Nếu muốn chuyển nhượng cổ phần cho người không phải cổ đông sáng lập thì phải thực hiện sau 3 năm thành lập (trường hợp đại hội cổ đông đồng ý thì vẫn có thể chuyển nhượng cho người khác bất cứ khi nào mà không cần chờ sau 3 năm).
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức được chuyển nhượng vốn như cổ phần phổ thông (Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014).

Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.

Trên đây là những thông tin liên quan đến đối tượng có quyền chuyển nhượng vốn, mua cổ phần và thành lập công ty. Nếu Qúy khách có nhu cầu thành lập công ty, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất qua hotline 0932 068 886 của công ty chúng tôi.
  • Currently 4.78/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 3372 đánh giá
Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.
Đối tượng có quyền góp vốn, thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần.
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886