Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ
Hiện nay nhiều người mới khởi nghiệp thường chọn loại hình công ty với quy mô nhỏ để dễ dàng quản lý toàn bộ hệ thống về lực lượng lao động, nguồn vốn. Với loại hình này chủ doanh nghiệp có thể giải quyết và xử lý công việc kinh doanh một cách đơn giản, tối ưu nhất ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Nếu bạn là một doanh nhân đang muốn thành lập doanh nghiệp nhỏ nhưng không biết điều kiện và thủ tục bao gồm những gì? Thành lập công ty tại tphcm giá rẻ Quang Minh sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn những mắc trên.
I/ Pháp luật quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ
Về năng lực pháp nhân của bản thân:
Người đứng đầu doanh nghiệp bắt buộc phải có kiến thức, hiểu biết và có được công nhận tư cách pháp nhân, độ tuổi quy định là trên 18 tuổi và sỡ hữu sức khỏe cũng như khả năng, năng lực để chịu trách nhiệm về các hành vi dân sự theo đúng chuẩn mực của pháp luật.
Về phương hướng phát triển:
Doanh nghiệp quy mô nhỏ cần định hướng được phương án hoạt động, xác định kế hoạch phát triển trong tương lai. Hơn nửa, Doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề không bị cấm bởi pháp luật ở Việt Nam. Không được kinh doanh, mua bán, sản xuất những sản phẩm cấm, sản phẩm có chứa độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống xã hội.
Về mức vốn điều lệ khi thành lập công ty:
Công ty phải có đủ khả năng về nguồn vốn khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp, bởi vì trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp cần phải bỏ ra nhiều khoản chi phí khác nhau. Trong trường hợp ngành nghề đăng ký kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định vậy có nghĩa là doanh nghiệp có thể kê khai mức vốn điều lệ tùy thuộc vào ước muốn, khả năng của mình mà không phải tuân thủ điều kiện gì cả.Tuy nhiên, không nên đăng ký vốn điều lệ quá ít, vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín công ty trong lòng khách hàng và đối tác.
Đặt tên riêng cho doanh nghiệp nhỏ:
Khi tiến hành đặt tên cho công ty, chủ doanh nghiệp nên chủ ý là không được phép đặt tên trùng hoặc tên gọi dễ gây nhầm với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan pháp luật trước đó, tên phải có đủ về loại hình (ví dụ như công ty tư nhân, công tư TNHH, công ty hợp danh,..) và tên riêng công ty nhỏ. Không được phép sử dụng tên của cơ quan nhà nước, đv vũ trang nhân dân, quân đội… để đặt làm tên riêng cho doanh nghiệp. Cấm tuyệt đối sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, thuần phong mỹ tục, lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Về loại hình kinh doanh của doanh nghiệp:
Người đứng đầu doanh nghiệp nên chọn loại hình công ty phù hợp với ngành nghề và khả năng, năng lực của công ty để có thể hoạt động hiệu quả, lâu dài trong tương lai. Mỗi loại hình kinh doanh đều sở hữu những ưu điểm riêng, phù hợp với từng đk về vốn cũng như số lượng thành viên lao động của công ty. Dựa trên những yếu tố đó, người đứng đầu doanh nghiệp hãy chú ý và đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất.
Về người đại diện pháp luật (NĐDPL) của công ty:
NĐDPL là cá nhân có vai trò quan trọng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và giải quyết những vấn đề về mặt pháp luật cho công ty. Do đó, doanh nghiệp nên chọn NĐDPL có đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề, không lợi dụng chức vụ để lừa dối-gian lận nhằm đạt được mục riêng cho mình. Vị trí NĐDPL có thể là do người đứng đầu doanh nghiệp, tổng giám đốc, giám đốc, chủ tịch hội động quản trị hay người giữ vị quản lý đảm nhận. Một doanh nghiệp có thể bổ nhiệm 1 hoặc nhiều hơn 1 người đại diện, điều này phụ thuộc vào loại hình công ty đã chọn trước đó và NĐDPL có thể thay đổi thành người khác sau khi việc thành lập công ty hoàn thành.
Về địa chỉ đặt trụ sở công ty:
Doanh nghiệp quy mô nhỏ khi đăng ký địa chỉ công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần lưu ý những điều sau: là địa chỉ công ty phải thuộc phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam, địa chỉ được xác minh cụ thể, ghi rõ về số nhà, quận, huyện, thành phố… Tuyệt đối không dùng địa chỉ giả, bên cạnh đó pháp luật cũng nghiêm cấm việc sử dụng các khu chung cư, khu tập thể làm địa chỉ kinh doanh. Để tiết kiệm chi phí doanh nghiệp có thể tận dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê một văn phòng nhỏ làm địa chỉ công
II/ Hồ sơ, văn bản, thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ nhỏ
1. Hồ sơ,văn bản, thủ tục thành lập doanh nghiệp quy mô nhỏ
- Giấy xin cấp giấy phép đăng ký cho doanh nghiệp thành lập.
- Giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân đối với cá nhân như là :Chứng minh thư nhân dân, Thẻ CCCD, hộ chiếu bản sao có công chứng đối với cá nhân
- Danh sách các thành viên cổ đông có cổ phần hay thành viên giam gia vào hoạt động góp vốn của công ty
- Điều lệ của công ty quy mô nhỏ
2. Quy trình thành lập công ty quy mô nhỏ
Bước 1: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền và lấy giấy phép
- Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và đầu tư trực thuộc nơi doanh nghiệp đặt trụ sở công ty, cụ thể là nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh. Sau thời gian theo quy định của pháp luật, hồ sơ đáp ứng đúng yêu cầu và hợp lệ sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và người đứng đầu doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký tham gia vào hoạt động kinh doanh. Trong tình huống hồ sơ xảy ra sai sót, không hợp lệ thì người đứng đầu doanh nghiệp cần sửa lại theo đúng tiêu chuẩn và nộp lại.