Điều kiện trở thành giám đốc công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Nhiều nhà đầu tư muốn thành lập công ty làm chủ doanh nghiệp nhưng không hiểu được những điều kiện của người đúng đầu như thế nào? Sau đây hãy cùng công ty Quang Minh tìm hiểu vấn đề này nhé!
Quy định về Giám đốc và tổng giám đốc công ty cổ phần
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty cổ phần
-
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp;
-
Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị;
-
Chịu trách nhiệm trước HĐQT của công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trong nhiệm kỳ.
-
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty theo quy định sẽ không quá 05 năm;
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
-
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật DN 2014.
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty
-
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
-
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
-
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
-
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
-
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT;
-
Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
-
Tuyển dụng lao động;
-
Kiến nghị phương án trả cổ tứ/ xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
-
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
-
Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
Thù lao, tiền lương và lợi ích
Công ty có quyền trả thù lao cho thành viên Hội đồng quản trị, trả lương cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây:
-
Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng.
-
Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày.
-
Hội đồng quản trị của công ty sẽ dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí.
-
Tổng mức thù lao của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên;
-
Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
-
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.
-
Thù lao của thành viên HĐQT và tiền lương của GĐ/ TGĐ và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo Đại HĐCĐ tại cuộc họp thường niên.
Quy trình thành lập công ty cổ phần:
-
Đơn đề nghị đăng ký Điều lệ công ty cổ phần;
-
Danh sách cổ đông sáng lập
-
cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
-
Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
-
Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức
- Thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
- Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin về:
- Ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Thông tin các cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
- Đặt bảng hiệu cho doanh nghiệp, công khai Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh
- Mở tài khoản ngân hàng( Khi đi mở tài khoản ngân hàng nhớ mang theo cmnd; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; con dấu công ty)
- Thông báo số tài khoản doanh nghiệp lên sở kế hoặc đầu tư
- Nộp thuế môn bài theo quy định dựa theo vốn điều lệ. Mức nộp thuế môn bài khoảng 2 hoặc 3 triệu tùy vào vốn điều lệ
- Đăng kí thuế: liên hệ cơ quan thuế để đăng kí.
- Đăng ký xin in hóa đơn tại cơ quan thuế
- Kích hoạt chữ ký số để nộp và khai thuế điện tử
Các quy định pháp luật cần nghiên cứu khi thành lập doanh nghiệp:
Sau khi thành lập Công ty doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp nên nghiên cứu các văn bản pháp luật cơ bản như: Luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bộ luật dân sự, luật thương mại và một số điều luật của bộ luật hình sự liên quan đến hoạt động kinh doanh, thuế,… Ngoài ra, thì tuỳ từng lĩnh vực kinh doanh mà có thể nghiên cứu thêm các luật chuyên ngành.
Mỗi tháng nghiên cứu một ít qua thời gian cũng có thể nắm bắt được cơ bản của các luật, các quy định cần tuân thủ, còn đối với các vấn đề quá phức tạp thì có thể liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
Quyền lợi khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty Quang Minh:
- Được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình về những vấn đề như: loại hình công ty, tên công ty, mã đăng kí ngành nghề kinh doanh,…
- Soạn thảo mọi hồ sơ, giấy tờ, các hồ sơ liên quan tới ban ngành
- Tiết kiệm chi phí làm hồ sơ thành lập công ty.