Điều kiện đăng ký kinh doanh cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong số rất nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiên được pháp luật quy định. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
- Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (Bao gồm các dịch vụ: Dịch vụ chuyển mạch tài chính, Dịch vụ bù trừ điện tử; Dịch vụ cổng thanh toán điện tử)
- Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (gồm: Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; Dịch vụ Ví điện tử)
- Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Hoạt động dịch vụ trung gian thanh toán sẽ bao gồm: Dịch vụ cổng thanh toán điện tử; Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; Dịch vụ ví điện tử. Khi đăng ký ngành nghề này mã ngành kinh tế sử dụng thường là mã 6499 Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu. Ngành nghề kinh doanh sau khi đăng ký sẽ hiển thị như sau:
- “Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)
- Điều kiện bổ sung ngành nghề dịch vụ trung gian thanh toán hoặc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán
Dịch vụ trung gian thanh toán thuộc ngành nghề kinh doanh có mã ngành bao nhiêu?
- Công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ trung gian thanh toán phải có vốn điều lệ trên 50 tỷ.
- Giám đốc/ Tổng giám đốc có bằng đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh, kinh tế hoặc trình độ phù hợp với lĩnh vực đảm nhiệm quản lý trong hoạt động trung gian thanh toán.
- Lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh đúng theo quy định của luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiện hành. Quý khách có thể nhờ sự hỗ trợ bên tư vấn thành lập công ty của chúng tôi
Đây là ba điều kiện mà khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hoặc hồ sơ thay đổi ngành nghề kinh doanh bạn chỉ cần điều chỉnh thông tin thỏa mãn là được phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận cho kinh doanh ngành nghề dịch vụ trung gian thanh toán. Ngoài ra pháp luật không cấm doanh nghiệp hoạt động trung gian thanh toán không được kinh doanh lĩnh vực khác, do đó còn nhiều ngành nghề liên quan có thể đăng ký cùng để đảm bảo hoạt động kinh doanh đủ và phù hợp với việc mở rộng quy mô kinh doanh sau này.

Điều kiện bổ sung ngành nghề dịch vụ trung gian thanh toán hoặc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán
Thành phần hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định;
- Biên bản hoặc Nghị quyết họp Hội đồng thành viên; Hội đồng Quản trị (hoặc Đại hội cổ đông phù hợp với quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức) thông qua Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Bản thuyết minh giải pháp kỹ thuật và Biên bản nghiệm thu thử nghiệm kỹ thuật với một tổ chức hợp tác;
- Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch; bản sao được chứng thực; hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc; hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật; Tổng Giám đốc (Giám đốc); Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc); các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).
- Trình tự thực hiện cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Tổ chức xin cấp Giấy phép gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép (bao gồm 05 bộ) qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước.
- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Ngân hàng Nhà nước sẽ thẩm định và cấp Giấy phép hoặc có văn bản từ chối cấp phép trong đó nêu rõ lý do.
Xem thêm: thành lập công ty tại Long An
Tư vấn chọn loại hình kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp
Hộ kinh doanh cá thể:
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Loại hình doanh nghiệp tư nhân:
Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản của doanh nghiệp và chịu một số giới hạn so với doanh nghiệp nhà nước :Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào.mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân Các doanh nghiêp và cá nhân đó là người có thể đứng lên điều hành trực tiếp hoặc gián tiếp những hoạt động của doanh nghiệp đó và phải chịu toàn bộ về các khoản nợ cũng như lãi xuất của doanh nghiệp đó vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tư nhân tự khai, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ: số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác. Đối với vốn bằng tài sản khác cũng phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. Toàn bộ vốn và tài sản, kể cả vốn vay và tài sản thuê, được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đều được phải ghi chép đầy đủ vào sổ kế tóan và báo cáo tài chính của doanh nghiệp tư nhân.

Loại hình doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn:
Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thành viên: Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên thuộc điều 38 luật doanh nghiệp là doanh nghiệp trong đó có Thành viên của công ty có thể tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên công ty không vượt quá 50 .Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;Phần vốn của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43,44,45 của Luật Doanh nghiệp..công ty TNHH có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần;về vốn của công ty.

Loại Hình Doanh Nghiệp Công ty cổ phần:
Đây là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Theo điều 77 Luật doanh nghiệp.Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp các cổ đông có thể bán các cổ phần hoặc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các thành viên hay cá nhân khác .số lượng cổ đông được bao gồm ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số cổ đông .Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.về vốn của công ty.

Loại hình doanh nghiệp công ty hợp danh:
Đây là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng và cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.công ty hợp danh ở nước ta hiện nay có một số quan điểm khác với cách hiểu truyền thống về công ty hợp danh.Theo đó công ty hợp danh được định nghĩa là một loại hình doanh nghiệp, với những đặc điểm pháp lý cơ bản sau:
Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Trong quá trình hoạt động, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
.jpg)
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn qua tổng đài 0932.068.886 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bài viết cùng chuyên mục
Hướng dẫn các bước thành lập công ty digital marketing
Ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ kỹ thuật số, nhiều doanh nghiệp cũng mong muốn xây dựng...
Hướng dẫn thành lập công ty digital marketing
Digital marketing không còn là ngành nghề xa lạ đối với con người hiện nay. Đây là lĩnh vực kinh doanh tiếp thị,...
Dịch vụ tư vấn thành lập công ty thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm chăm sóc sức khỏe được chế biến từ các dược phẩm hay các động thực vật ăn...
Cách thành lập doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới nhất
Đôi lúc trong giai đoạn đầu Thành lập doanh nghiệp bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “doanh nghiệp ngoài quốc doanh”,...
Dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp
Con người đang sống ở thời đại đỉnh cao của nền văn hoá hiện đại, công nghệ cao. Chúng ta đang từ bước chuyển...
Những điều bạn chưa biết về công ty trách nhiệm hữu hạn
Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc kinh doanh LLC khác nhau xuất hiện. Hãy nhớ rằng việc lựa chọn một loại hình...