Dịch vụ tư vấn thành lập công ty ở Quận 1
Quận 1 TPHCM hiện nay đang là trung tâm kinh tế được nhiều người chú ý đến. Là một trong những quận bậc nhất thành phố phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh thu hút số lượng đông đảo người dân. Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt các ngành kinh tế như dịch vụ, du lịch, thương mại, đầu tư và xuất nhập khẩu. Cùng với những thế mạnh là việc định hướng phát triển phù hợp và đầu tư hợp lý của các cấp các ngành. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận là rất đáng kể.
Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp:
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:
Có rất nhiều các loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký Thành lập doanh nghiệp cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, các loại hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới nhé.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn ( công ty TNHH 1 thành viên, Công tyTNHH 2 thành viên)
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Công ty tư nhân
Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )
Địa chỉ của trụ sở: phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….
Ngành nghề kinh doanh
- Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.
- Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.
- Bạn có thể tham khảo: Danh mục mã ngành nghề kinh doanh
Xem thêm : Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện năm 2022
Vốn điều lệ của doanh nghiệp
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Quy trình thành lập doanh nghiệp:
Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
Những điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp:
- Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể liên hệ với các đơn vị khắc dấu để làm con dấu cho công ty.
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục thông báo mẫu dấu công ty có thay đổi so với trước đây.
Mở tài khoản ngân hàng
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
Bước 1: Lựa chọn một trong các ngân hàng lớn có nhiều phòng giao dịch trên toàn quốc để tiện cho việc giao dịch.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu còn liệu lực của người đại diện pháp luật;
- 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Bước 3: Ra phòng giao dịch của ngân hàng để thực hiện thủ tục mở tài khoản, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn chi tiết từng bước phải thực hiện.
Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, thường là 1 triệu với các tài khoản tiền VNĐ.
- Doanh nghiệp cần chủ động nộp tờ khai và đóng thuế môn bài với cơ quan quản lý thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Doanh nghiệp bắt buộc phải làm biển hiệu công ty trong đó có ghi Tên doanh nghiệp; Mã số thuế; Địa chỉ trụ sở chính; Thông tin liên hệ (SĐT, Email, Fax, Website) và gắn tại trụ sở chính của công ty.
- Chữ ký số điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại.
Kinh nghiệm thành lập công ty
Kinh nghiệm lựa chọn người làm kế toán cho công ty hoặc thuê dịch vụ kế toán
Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty
- Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký). Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thuế giá trị gia tăng. Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
- Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
- Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
Kinh nghiệm về đăng ký ngành nghề kinh doanh và lựa chọn ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
- Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.