Dịch vụ tư vấn thành lập công ty dược phẩm
Kinh doanh dược phẩm là thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tư liệu sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị truồng nhằm mục đích sinh lời. Đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng là ngành đầu tư an toàn, ổn định nên nhiều nhà đầu tư đang hướng đến.
Những điều kiện, thủ tục thành lập công ty rắc rối, phức tạp cần được nắm rõ để không gặp khó khăn khi thành lập doanh nghiệp.
Các hình thức kinh doanh công ty dược: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, buôn bán lẻ,… Muốn cấp giấy chứng nhận đầy đủ cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phẩm
Người quản lý chuyên môn về dược là dược sĩ đại học, đã được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với loại hình kinh
Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practices), gọi tắt là GDP. GDP bao gồm 17 quy trình chuẩn do Bộ Y tế quy định, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, chứng nhận
Ngoài điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì phải cần thêm 3 loại giấy phép trước khi kinh doanh.
- Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ Y tế cấp visa nhập khẩu.
- Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hàng phải có chứng chỉ hành nghề dược.
- Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ, hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.
Điều kiện xin giấy phép bán buôn dược phẩm
Người quản lý chuyên môn về dược phải có chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn thuốc.
Cơ sở bán buôn thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số lượng nhân sự có trình độ và được đánh giá phù hợp với công việc được giao.
- Nhà kho, hệ thống phụ trợ phải thiết kế, xây dựng, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích bảo quản và quy mô sử dụng; đảm bảo bảo quản theo đúng điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
- Có khu vực riêng để bảo quản có trật tự các loại sản phẩm khác nhau. Khu vực tiếp nhận, cấp phát phải có khả năng bảo vệ thuốc khỏi các điều kiện thời tiết bất lợi. Các khu vực bảo quản liên quan phải có biển hiệu thích hợp, rõ ràng.
- Thiết bị bảo quản và thiết bị vận chuyển phải được trang bị, bố trí, thiết kế, đánh giá, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng; đảm bảo điều kiện bảo quản và các hoạt động bảo quản.
- Kho bảo quản phải trang bị hệ thống phát điện dự phòng cho hoạt động của kho lạnh.
- Có phương tiện vận chuyển thuốc bảo đảm điều kiện bảo quản, yêu cầu về an ninh, an toàn đối với thuốc do cơ sở kinh doanh.
- Có hệ thống quản lý chất lượng, hồ sơ tài liệu, các hướng dẫn, quy trình bao trùm cho các hoạt động được thực hiện.
Điều kiện để xin giấy phép bán lẻ dược phẩm
a. Người quản lý chuyên môn về dược phải có chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với từng hình thức tổ chức kinh doanh của cơ sở bán buôn thuốc.
b. Cơ sở bán lẻ thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có địa điểm cố định, riêng biệt; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm và có biển hiệu theo quy định.
- Địa điểm bán lẻ phải xây dựng chắc chắn: Có trần chống bụi; tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh; đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời; bảo đảm duy trì điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
- Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, phải có khu vực trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.
- Phải bố trí diện tích cho những hoạt động khác: Khu vực pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn, khu vực ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh, khu vực rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc, khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi.
- Phải có tủ, giá, kệ bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu về điều kiện bảo quản thuốc, yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn đối với thuốc.
- -Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc.
Quy trình thành lập công ty kinh doanh dược phẩm:
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khi muốn mở một doanh nghiệp dược phẩm thì bạn cần soạn thảo hồ sơ để xin giấy phép thành lập công ty, đăng ký giấy phép kinh doanh. Hồ sơ cụ thể gồm những thủ tục như sau:
- Giấy đề nghị được cấp giấp phép đăng ký mở công ty dược phẩm theo quy định.
- Điều lệ của doanh nghiệp dược phẩm.
- Giấy chứng minh nhân dân bản sao, hộ chiếu bản sao, thẻ căn cước công dân bản sao, kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao nếu đối tượng mở công ty là tổ chức.
- Danh sách các thành viên cũng như cổ đông công ty, có thông tin đầy đủ.
Bước 2: Nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư
- Doanh nghiệp mang hồ sơ đăng ký công ty nộp tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư. Hồ sơ hợp lệ thì Sở sẽ cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp cho bạn trong vòng 3 – 6 ngày.
Bước 3: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và khắc con dấu
- Công bố nội dung doanh nghiệp: thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia
- Kê khai, đóng thuế
- Mua chữ kí số
- Đăng ký tài khoản ngân hàng.
Trên là những thông tin thành lập công ty dược phẩm cần lưu ý. Nếu bạn có thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ công ty Quang Minh để dược tư vấn thêm chi tiết. Với đội ngũ nhân viên tư vấn luật chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thành lập công ty uy tín.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...