Dịch vụ kế toán đầy đủ, chuyên nghiệp dành cho công ty nội thất
Kế toán ngành nội thất ngoài những công việc cơ bản của kế toán thì cần phải thực hiện việc ghi chép, theo dõi, tiếp nhận và xử lý các thông tin liên qua đến tài chính của công ty kinh doanh ngành nghề nội thất. Do tính chất phức tạp, có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc nên kế toán nội thất là ngành nghề thách thức với nhiều kế toán. Ngoài ra, các công trình nội thất thường được nghiệm thu, bàn giao theo giai đoạn, khiến các kế toán viên mất nhiều thời gian, công sức để hoàn thành công việc được giao. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về dịch vụ kế toán đầy đủ trọn gói cho công ty nội thất
Dịch vụ kế toán trọn gói là gì
Dịch vụ kế toán trọn gói được hiểu là hoạt động thực hiện nghiệp vụ kế toán dành cho doanh nghiệp, hoặc tổ chức, có khả năng giúp đỡ giải quyết những công việc liên quan đến tài chính, kê khai thuế, nộp thuế cho cơ quan chức năng cho doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động tài chính, khai thuế, mua bán trao đổi của doanh nghiệp được diễn ra minh bạch, hiệu quả, chính xác.
Về mặt chuyên môn, dịch vụ kế toán vừa là một loại hình dịch vụ, cũng vừa là một loại hình pháp lý. Dịch vụ kế toán còn đòi hỏi tác nghiệp kỹ thuật. Điều này yêu cầu đội ngũ thực hiện dịch vụ phải tuân thủ những yếu tố kỹ thuật. Trong đó phải đảm bảo việc đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật, và yếu tố pháp lý.
Công việc của kế toán ngành nội thất:
Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, nắm bắt được chi tiết từng hợp đồng xây dựng.
- Dự toán công trình để nắm được chính xác định mức chi phí, khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình.
- Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chí phí nhân công, chi phí sử dụng máy thu công, chi phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại và mất mát… Đồng thời chủ động báo cáo tình trạng thực tế với định mức có trong dự án.
- Kế toán công ty nội thất cũng cần biết áp dụng đúng giá cho từng hạng mục tại từng địa phương riêng biệt.
- Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng. Do vậy khi hạch toán chi phí cần chú ý vào giá trị từng công trình đó.
- Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công trong thực tế, nhật ký thi công đối với các máy thi công nhằm xác định mức tiêu nhiên liệu cụ thể đối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng.
- Tập hợp và phân bổ chi phí cho từng công trình.
- Kế toán cũng cần lưu ý cách quản lý và theo dõi tiến độ thi công công trình sao cho hiệu quả nhằm giảm thiểu sai sót và rủi ro cho kế toán.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình.
- Lập báo cáo hằng tháng, quý và báo cáo cuối năm.
Những nghiệp vụ phát sinh trong dịch vụ kế toán ngành nội thất:
- Doanh thu tư vấn, thiết kế
- Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm
- Tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
- Tính các khoản tiền phụ cấp, ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
- Tập hợp chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành
- Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Khi tiêu thụ sản phẩm
- Các nghiệp vụ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh
- Kinh nghiệm thành lập công ty nội thất
Khi mở một công ty thiết kế nội thất, bạn cần lưu ý
Những kinh nghiệm quan trọng khi thành lập doanh nghiệp trọn gói sau:
1. Kinh nghiệm về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật
Khi chọn người đại diện pháp luật cho công ty thiết kế nội thất, bạn cần chọn người đáp ứng những quy định của pháp luật về người đại diện. Hơn nữa, người đại diện phải là người có đủ khả năng, kinh nghiệm, kiến thức thì mới có khả năng phát triển công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thay thế người đại diện công ty sau khi thành lập.
2. Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty thiết kế nội thất
Công ty thiết kế nội thất cần đặt ở địa chỉ cụ thể, chính xác, địa chỉ công ty không được là địa chỉ ảo, hay địa chỉ không tồn tại bên trong lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thuê văn phòng hay thuê đất để đặt trụ sở chính thì cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp lệ. Địa chỉ công ty không được đặt ở những nơi không có chức năng phục vụ việc kinh doanh như nhà chung cư, nhà tập thể phục vụ mục đích sinh sống.
3. Kinh nghiệm về vốn điều lệ của công ty thiết kế nội thất.
Pháp luật Việt Nam quy định tối đa hay tối thiểu về mức vốn điều lệ mà công ty thiết kế nội thất phải đăng ký. Do vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ theo khả năng, điều kiện của công ty.
4. Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty thiết kế nội thất
Công ty thiết kế nội thất cần được đặt tên riêng phù hợp. Như vậy sẽ thể hiện được thương hiệu của công ty trong tương lai. Ngoài ra, tên công ty sẽ phải tuân theo một số quy định của pháp luật như không giống hoặc trùng với công ty khác, tên cần có đủ cấu trúc, tên không chưa từ ngữ cấm.
5. Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty thiết kế nội thất
Công ty thiết kế nội thất cần được đặt tên riêng phù hợp. Như vậy sẽ thể hiện được thương hiệu của công ty trong tương lai. Ngoài ra, tên công ty sẽ phải tuân theo một số quy định của pháp luật như không giống hoặc trùng với công ty khác, tên cần có đủ cấu trúc, tên không chưa từ ngữ cấm.
6. Kinh nghiệm về việc góp vốnvào công ty thiết kế nội thất
Kinh nghiệm thành lập công ty thiết kế nội thất cũng cần lưu ý không kém đó là việc góp vốn vào công ty. Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn trong tối đa 90 ngày sau khi có giấy phép kinh doanh hợp lệ.
Trên đây là một số thông tin về dịch vụ kế toàn đầy đủ dành cho công ty nội thất. Để tìm hiểu thêm chi tiết về dịch vụ này, khách hàng hãy tìm đến các công ty dịch vụ chuyên nghiệp Quang Minh để được tư vấn cụ thể và chi tiết.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...