Danh sách các loại hình doanh nghiệp phổ biến 2021
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp theo luật doanh nghiệp 2014 tại Việt Nam hiện khá đa dạng. Theo luật doanh nghiệp, có đến 4 loại hình công ty phổ biến. Vậy khi thành lập công ty, cần chọn loại hình nào cho phù hợp với doanh nghiệp là việc trăn trở của không ít các nhà khởi nghiệp. Hôm nay, công ty tư vấn Quang Minh sẽ chia sẻ với các bạn các loại hình công ty phổ biến theo thứ tự quy mô từ nhỏ đến lớn nhằm giúp quý bạn đọc có thêm thông tin trước khi thành lập công ty.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)
Công ty trách nhiệm một thành viên là doanh nghiệp do một thành viên hay một tổ chức làm chủ, và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các tài sản khác trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
- Từ tâm lý ngại hùn hạp trong kinh doanh của người Việt;
- Vì đa số các cá nhân khi mở công ty để kinh doanh, quy mô còn hạn chế (đa số tự thực hiện các công việc kinh doanh);
Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH MTV
- Số lượng thành viên: 1 thành viên
- Chủ sở hữu: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Về việc chịu trách nhiệm: công ty TNHH Một Thành viên sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã đăng ký.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (Công ty TNHH)
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng thành viên không vượt quá 50 thành viên. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH 2TV sẽ như sau:
- Số lượng thành viên góp vốn: từ 02 đến 50 thành viên
- Thành viên: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Về việc chịu trách nhiệm: tương tự như công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2TV cũng chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký
3. Công ty cổ phần (Công ty CP)
Đặc điểm cơ bản của công ty CP
- Số lượng thành viên góp vốn: từ 03 thành viên trở lên
- Thành viên: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
- Tương tự với 2 loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH, công ty Cổ phần chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký.
4. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc sở hữu mà không phải của nhà nước (phi chính phủ). Đây là loại hình doanh nghiệp đã tồn tại lâu đời, trước những năm 2000, đây là loại hình được đăng ký phổ biến vì dễ đăng ký, dễ thực hiện công việc quản lý. Nhưng với nhược điểm là cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình, loại hình DNTN hiện nay không còn phổ biến, rất ít người đăng ký loại hình công ty này. Việc đăng ký thành lập DNTN đa số được các chủ doanh nghiệp các ngành nghề như: vàng, bạc, đá quý đăng ký mà thôi.
Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp tư nhân
- Số lượng thành viên: 01 do cá nhân làm chủ
- Thành viên: cá nhân kinh doanh
- Về việc chịu trách nhiệm: DNTN chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của chủ doanh nghiệp.