THÀNH LẬP CÔNG TY CHỈ VỚI 999K
Thành lập công ty online
0932.068.886 - 096.3839.005 Gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
Thành lập công ty online
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Công ty Mẹ là gì ? Mô hình, đặc điểm công ty mẹ - công ty con

Công ty Mẹ được coi là công ty nắm một phần hoặc toàn bộ vốn của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp con/công ty con) bên cạnh đó còn có khả năng kiểm soát một cách hợp pháp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Khả năng kiểm soát của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con được hình thành bởi công ty mẹ nắm giữ phần vốn chi phối hoặc theo sự thoả thuận đặc biệt từ giữa phía công ty mẹ và công ty con.
Công ty mẹ & công ty con đều cùng là các chủ thể pháp lý độc lập. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không phải chỉ là quan hệ mệnh lệnh hành chính mà còn là quan hệ hợp đồng. Công ty mẹ chi phối công ty con thông qua số phiếu biểu quyết từ cơ quan quyền lực của công ty con. Mô hình công ty mẹ - công ty con là hình thức của sự liên kết mềm dẻo, linh hoạt giữa các doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau về vốn, thị trường, công nghệ, chiến lược kinh doanh và kinh nghiệm trong quản lý.
Hãy cùng Quang Minh - đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp tìm hiểu thêm về mô hình doanh nghiệp này qua bài viết này nhé
Mô hình công ty mẹ - công ty con tuy rất được phổ biến ở nước ngoài nhưng nó vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chúng ta vẫn đang thí điểm xây dựng mô hình này với công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước còn các công ty con có thể là doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp liên doanh.
cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

1. Khái niệm về mô hình công ty mẹ & công ty con

Mô hình công ty mẹ - công ty con là một nhóm các công ty độc lập về mặt pháp lý, nhưng trong đó một công ty đóng vai trò chi phối toàn bộ nhóm là công ty mẹ và các công ty bị chi phối chính là công ty con.
Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty mẹ & công ty con như sau:
  • Một công ty là công ty con thì sẽ không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ chính nó.
  • Các công ty con có cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Nếu là các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp sở hữu 65% vốn Nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Cụ thể hơn tại Nghị định 96/2015/ND-CP  quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp có hướng dẫn về vấn đề này:
  • Thứ nhất, về góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phần để thành lập một doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.

  • Thứ hai,khi  sở hữu chéo là đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.

  • Thứ ba, khi cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc không được lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.

  • Thứ tư, Chủ tịch của công ty, Hội đồng các thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp một khi quyết định góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp trên, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi công ty xảy ra vi phạm các quy định tại Điều này.

Công ty Mẹ là gì ? Mô hình, đặc điểm công ty mẹ - công ty con

  • Thứ năm, khi cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ có phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp có liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.

  • Thứ sáu, hoặc các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cổ phần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 sẽ có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được phép làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

2. Đặc điểm mô hình công ty mẹ & công ty con

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Thứ nhất, mô hình công ty mẹ - công ty con được xây dựng dựa trên cơ sở quyền chi phối của công ty mẹ đối với các hoạt động của công ty con. Công ty mẹ sẽ giữ quyền chi phối điều hành các hoạt động của công ty con. Công ty con, tham gia vào nhóm, độc lập về pháp lý nhưng lại bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của mình. Các công ty con bắt buộc phải tuân theo những quy định cứng, đã được thống nhất trong toàn bộ nhóm ngay từ ban đầu. Quan hệ chi phối được hình thành thông qua các hoạt động cụ thể như:

Quyền chi phối thông qua việc đầu tư góp vốn.

  • Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn là một liên kết được hình thành từ hoạt động góp vốn của công ty mẹ vào công ty con. Phần vốn góp của công ty mẹ hầu như chiếm tỉ lệ trong vốn điều lệ của công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con. Mặt khác, về bản chất, công ty mẹ chính là cổ đông, thành viên góp vốn của công ty con, tuy nhiên cổ đông, thành viên này lại giữ quyền chi phối trong công ty này. Công ty mẹ có thể chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty con còn tùy thuộc vào phần vốn góp mà công ty mẹ nắm giữ. Bên cạnh đó, tỉ lệ vốn để công ty mẹ chi phối công ty con được xác định là phần lớn cho dù thực tế không phải trường hợp nào cũng như vậy.

Công ty Mẹ là gì ? Mô hình, đặc điểm công ty mẹ - công ty con

Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát mọi hoạt động của công ty

  • Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát các hoạt động công ty là hình thức công ty mẹ cử đa số người vào ban điều hành của công ty con, chi phối hoặc quyết định luôn cả phương thức kinh doanh của công ty con. Việc cử người quản lý từ công ty mẹ vào ban điều hành của công ty con có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Trong trường hợp thực hiện trực tiếp, công ty con buộc phải chấp nhận những điều kiện để trở thành thành viên tập đoàn, công ty mẹ được bổ nhiệm các chức danh quản lý quan trọng của công ty, và công ty mẹ được quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty bị chi phối. Việc chấp nhận điều kiện này tạo cho công ty con cơ hội gia nhập vào tập đoàn, từ đó được hưởng một phần đó lợi ích từ tập đoàn. 

Trong trường hợp gián tiếp, công ty mẹ sẽ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của công ty con nhưng sẽ không ở mức chi phối như trường hợp trực tiếp, mặt khác sau khi bầu ban điều hành, cùng với số cổ phần, phần vốn góp nắm giữ của công ty mẹ vẫn có thể cử được đa số thành viên trong ban điều hành của công ty con.

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Thứ hai, công ty mẹ & công ty con đều là các pháp nhân độc lập, bình đẳng về mặt pháp luật, đều có tài sản riêng, và tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình. 
  • Trong trường hợp, công ty mẹ hay công ty con phá sản, các công ty trong cùng một nhóm công ty không phải chịu các loại trách nhiệm liên đới. 

  • Về nguyên tắc, công ty mẹ được quyền chi phối hoạt động của công ty con, nhưng không được vượt quá thẩm quyền và phạm vi cho phép theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, mặc dù công ty con được phép tự chủ kinh doanh nhưng phải tuân theo các chiến lược kinh doanh chung của nhóm các công ty.

  • Mặt khác, công ty con có thể áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị công ty mẹ can thiệp quá mức trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh của mình.

Thứ ba, mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ có nhiều cấp.
  • Đầu tiên, cấp một gồm công ty chi phối ban đầu (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (các công ty con cấp một).
  • Cấp hai sẽ bao gồm công ty chi phối (là công ty con cấp một) có các công ty bị chi phối (các công ty con cấp hai), ... số cấp trong mô hình công ty mẹ & công ty con có thể bị giới hạn nhằm đảm bảo khả năng cho quản lý, giám sát của công ty mẹ.

Các công ty mẹ & công ty con cấp một, công ty con cấp hai, ... có thể mang chung một thành tố trong tên của công ty mẹ ban đầu, thành tố này trở thành nhãn hiệu hoặc thương hiệu riêng của tập đoàn. Các công ty thuộc nhóm công ty mẹ & công ty con có thể bị hạn chế quyền đầu tư để sở hữu vốn lẫn nhau. Tùy vào từng giai đoạn, các  cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quy định về việc hạn chế việc đầu tư sở hữu chéo giữa các công ty với nhau. 

Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định các công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ thuộc nhóm công ty. Các công ty con có cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

3. Quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Luật doanh nghiệp năm 2020 đã ghi nhận rõ về quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con, trong đó:

Tùy thuộc vào loại hình pháp lý mà công ty con đăng ký kinh doanh mà công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hợp đồng, giao dịch và các mối quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện một cách độc lập, bình đẳng theo đúng với những điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. 

Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và bắt buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc buộc thực hiện các hoạt động không sinh lợi nhưng không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây nhiều thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.

  • Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh đó theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại.

Mặt khác, trong trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu phải ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh của chính mình hoặc nhân danh của công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện nhưng mang lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.

Như vậy có thể hiểu như công ty mẹ là một công ty A sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty khác nhằm kiểm soát và điều hành các hoạt động của công ty B (công ty con). Công ty con là một mô hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp khác đứng ra thành lập và cung cấp vốn để có thể hoạt động trong một số lĩnh vực tương ứng với doanh nghiệp đó.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định cụ thể về mối quan hệ giữa công ty mẹ & công ty con, mối liên hệ trong mô hình này ngoài về mặt vốn còn về hoạt động, công ty mẹ nắm quyền kiểm soát, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng về nhân sự, về sản xuất và trong kinh doanh của công ty con theo chiến lược chung đối với công ty con.

4. Hồ sơ thành lập công ty mẹ - con

cong-ty-me-la-gi-mo-hinh-dac-diem-cong-ty-me-cong-ty-con-vuhoang

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một công ty bình thường. Chỉ khác là sẽ có một cổ đông góp trên 50% vốn vào công ty con này. Cụ thể hồ sơ bao gồm:
  • Điều lệ công ty.

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

  • Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng: Nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần thì nộp thêm quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con.

Lưu ý: Người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.
  • Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ: Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp.

  • Bên cạnh những giấy tờ trên, khi đi nộp hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ chứng thực sau:

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty.

  • 1 bản giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ.

  • 1 bản giấy tờ chứng thực cá nhân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

Quang Minh hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về mô hình công ty mẹ & công ty con. Nếu còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0932.068.886 - 096.3839.005
  • Currently 4.81/5
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
4.85 sao của 3669 đánh giá
Công ty Mẹ là gì ? Mô hình, đặc điểm công ty mẹ - công ty con
Công ty Mẹ là gì ? Mô hình, đặc điểm công ty mẹ - công ty con
Tin tức tư vấn Tư vấn miễn phí 0932.068.886 19/2B Thạnh Lộc 08, KP 3A,Thạnh Lộc, Quận 12, HCM
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...
0932.068.886