CÁCH XỬ LÝ HÓA ĐƠN CHƯA THÔNG BÁO PHÁT HÀNH ĐÃ SỬ DỤNG
Có nhiều trường hợp, công ty đặt in/mua hóa đơn điện tử chưa làm thông báo phát hành nhưng đã sử dụng. Vậy cách xử lý hóa đơn chưa thông báo phát hành đã sử dụng như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mức xử phạt khi xuất hóa đơn khi chưa thông báo phát hành có kê khai nộp thuế
Theo khoản 2, Điều 10 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2014, thì:
Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng:
- Mức xử phạt khi xuất hóa đơn khi chưa thông báo phát hành có kê khai nộp thuế
- Theo khoản 2, Điều 10 Thông tư số 10/2014/TT-BTC ban hành ngày 17 tháng 01 năm 2014, thì:
Đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân chứng minh đã gửi thông báo phát hành hóa đơn cho cơ quan thuế trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nhưng cơ quan thuế không nhận được do thất lạc thì tổ chức, cá nhân không bị xử phạt.
- Phạt tiền 6.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kê khai, nộp thuế theo quy định.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng chưa đến kỳ khai thuế. Người bán phải cam kết kê khai, nộp thuế đối với các hóa đơn đã lập trong trường hợp này.
Như vậy, việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành là vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn (Hóa đơn phải gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, loại trừ trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn). Và có 2 mức phạt đó là:
- Xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành đã kê khai, nộp thuế theo quy định: phạt 6.000.000 đồng
- Xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành, chưa kê khai, nộp thuế, bị cơ quan thuế phát hiện và ra quyết định phạt: phạt 6.000.000 - 18.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả của việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành
- Lập và nộp lại thông báo phát hành hóa đơn
- Nộp phạt theo quy định
- Kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn chưa thông báo phát hành nhưng đã sử dụng (nếu có)
Xem thêm: thành lập công ty online
Cách xử lý hóa đơn chưa thông báo phát hành đã sử dụng đối với người mua để kê khai, khấu trừ thuế
Bên cạnh đó, tại điểm c, khoản 2, điều 10 Thông tư số 10/2014/TT-BTC cũng có quy định:
- Trường hợp người bán có hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đã chấp hành Quyết định xử phạt, người mua hàng được sử dụng hóa đơn để kê khai, khấu trừ, tính vào chi phí theo quy định.
- Như vậy, đối với các hóa đơn người bán chưa thông báo phát hành nhưng đã sử dụng. Người mua hàng muốn sử dụng hóa đơn đó để kê khai, khấu trừ thuế, tính vào chi phí khi tính thuế TNDN, thì:
- Yêu cầu bên bán cung cấp biên bản phạt (bản photocopy) đối với việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành
- Yêu cầu bên bán cung cấp biên lai, chứng từ (bản photocopy) chứng minh việc đã tiến hành nộp phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành.
Mức xử phạt khi xuất hóa đơn khi chưa thông báo phát hành không kê khai, nộp thuế
Theo điểm d, khoản 2, điều 10 Thông tư số 10/2014/TT-BTC, thì:
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này không gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc không được kê khai, nộp thuế thì xử phạt theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư này.
- Trong trường hợp này, chúng ta có thể xem đây là một hóa đơn bất hợp pháp. Và mức phạt đối với việc sử dụng bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 50.000.000 đồng Nếu người mua phát hiện đây là một hóa đơn bất hợp pháp, hãy ngừng ngay giao dịch với bên bán. Vì mức phạt khi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là rất nặng.
Những thuận lợi khi thành lập công ty
- Khi công ty bạn đăng ký kinh doanh hợp pháp, sẽ được pháp luật bảo vệ, tránh được những điều xấu có thể xảy ra như tranh chấp thương hiệu, vi phạm bản quyền.
- Có con dấu sử dụng riêng để ký kết và thực hiện hợp đồng với các đối tác, đảm bảo cho việc mua bán được đảm bảo hơn.
- Tâm lý chung của khách hàng sẽ thoải mái và tin tưởng nếu như họ hợp tác với một doanh nghiệp rõ ràng, hợp pháp.
- Được hỗ trợ các hình thức vay vốn sau khi hoạt động.
- Bạn có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Được sử dụng và lưu thông hóa đơn tài chính
- Bạn sẽ tự tạo được cho mình uy tín và dễ dàng quảng bá hình ảnh đến người tiêu dùng.
- Tạo ra lợi ích cho xã hội khi phát triển kinh doanh.
Trên đây là tất cả các mức phạt, cách xử lý đối với việc sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành. Chúc các bạn hoàn thành tốt công việc. Dịch vụ kế toán tại nhà trân trọng kính chào!
Nguồn bài viết ketoansongkim.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...