Cách thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo siêu đơn giản
Việt Nam là một trong nước có sản lượng gạo xuất khẩu phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng tại khu vực Đông Nam Á. Lĩnh vực kinh doanh gạo được xem là lĩnh vực kinh tế trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau đợt dịch bệnh. Chính vì vậy việc Thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ mang lại lợi nhuận cao cho chủ doanh nghiệp, nếu bạn nắm rõ được các điều kiện, quy trình và thủ tục quy định riêng cho doanh nghiệp chọn lĩnh vực kinh doanh này.
Căn cứ vào Nghị định 103/2020 NĐ-CP quy định về chứng nhận gạo đạt chất lượng và các chủng loại gạo thơm hợp lệ để xuất khẩu sang thị trường châu âu bao gồm :
- Gạo thơm phải có xuất xứ từ giống lúa thơm và chất lượng phải đạt theo quy chuẩn quốc gia đề ra về việc cung cấp cấp thông tin rõ ràng nơi, địa điểm trồng, diện tích, địa chỉ cụ thể của tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện thị xã, tỉnh/thành phố)
- Các lô ruộng lúa của thương nhân gạo phải được kiểm tra, xác minh độ thuần giống không nhỏ hơn 95% số cây. Trong thời hạn 20 ngày trước khi xuất khẩu gạo đại điện đơn vị cần gửi thông báo tới nơi kiểm định theo quy định pháp luật, cơ quan quản lý sẽ tiến hành kiểm tra đồng ruộng nơi trồng. Ngoài ra đơn vị xuất khẩu phải chịu trách nhiệm những quy trình tiêu chuẩn về thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, đóng gói đúng theo những gì mà cơ quan quản lý yêu cầu thực hiện.

Một số biện pháp thúc đẩy thị trường gạo Việt Nam “xâm nhập” thị trường quốc tế cụ thể :
- Mở cửa thị trường : theo dõi nhu cầu thị trường nước ngoài, từng bước mở cửa thử nghiệm các loại gạo khác nhau nhằm có được sự định hướng nhất định về người tiêu dùng ở Châu Âu, cũng như mở rộng độ nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam trên thi trường quốc tế.
- Xúc tiến chiến dịch marketing : nỗ lực quảng bá thương hiệu gạo Việt thông qua các sư kiện giao lưu văn hóa ẩm thực đất nước trên toàn thế giới. Dù cho chiến dịch marketing độc đáo, lạ đến đâu nhưng cốt lõi vẫn phải đảm bảo chất lượng gạo mang đến người tiêu dùng, cộng thêm việc đẩy mạnh ưu điểm “tiếp thị miệng”, tất cả sẽ là nòng cốt thu hút các khách hàng tiềm năng mua và sử dụng thương hiệu gạo Việt.
- Nâng cao năng lực thương nhân kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu gạo : các thương nhân cần lưu ý luôn đổi mới mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện và nhu cầu thị trường, ngoài ra còn phải chú trọng đến số lượng cung ứng hàng hóa luôn đầy đủ, tránh việc đứt gãy nguồn cung làm trễ hạn hợp đồng đã ký kết.
Một số điều kiện lưu ý về kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu gạo gồm có :
- Doanh nghiệp cần bố trí ít nhất 1 kho chuyên dùng để bảo quản thóc, gạo hợp tiêu chủng và đạt yêu cầu dựa trên các tiêu chí của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

- Doanh nghiệp cần bố trí ít nhất 1 cơ sở dùng để sơ chế, xử lý thóc, gạo đạt tiêu chuẩn dựa trên bộ luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Kho chứa thóc, gạo và cơ sở chế biến phải được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. Địa điểm thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê của tổ chức, cá nhân khác nhưng phải có bản hợp đồng minh chứng và thời hạn thuê tối thiểu 5 năm.
Thành lập doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần lưu ý

- Các giấy tờ tùy thân như cmnd, hộ chiếu, căn cước công dân cần in ra bản sao và có công chứng;
- Chủ doanh nghiệp cần nộp mẫu giấy đề nghị thành lập theo quy định;
- Mẫu giấy đăng ký vốn điều lệ công ty dựa trên ngân sách hiện có;
- Mẫu danh sách các thành viên hoặc cổ đông góp vốn đầu tư thuộc loại hình công ty (TNHH 2 thành viên trở lên, Cổ phần, Hợp danh).
Thời gian xét duyệt hồ sơ tại Phòng kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư trên địa bàn đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ hoàn thành trong 03-05 ngày làm việc, kể từ thời gian nộp. Sau khi có được giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu cần tiến hành thực hiện một số việc sau khi thành lập công ty như khai báo thuế, tổ chức bộ máy nội bộ, bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng,...
Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải có giấy phép đăng ký kinh doanh xuất khẩu gạo với hồ sơ yêu cầu gồm có :

- Đơn đề nghị cơ quan thẩm quyền xét đơn vị hợp lệ xuất khẩu;
- Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có thể thay thế thành giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư với các thông tin thể hiện rõ có đóng mộc chứng thực tương đương như bản chính;
- Nộp bản sao hợp đồng thuê kho chứa thóc, gạo hoặc thuê cơ sở chế biết (nếu có); nếu thuộc quyền sở hữu thì cần phải nộp giấy tờ chứng minh quyền sử dụng của chủ doanh nghiệp, tất cả đều phải có chứng thực rõ ràng.
Các loại vốn cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

