Cách để bắt đầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh về phần mềm
Phần mềm và CNTT là một trong số ít lĩnh vực kinh doanh mà bạn có thể nhanh chóng kiếm được nhiều tiền ngay khi vừa bắt đầu. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng thành lập doanh nghiệp công nghệ và vận hành nó ngay cả khi bạn không có đủ tài chính để tạo điều kiện cho việc khởi nghiệp. Một công ty phát triển phần mềm và phân phối phần mềm có thể được sử dụng với nhiều mục đích như để học, hướng dẫn, đánh giá, tính toán, giải trí hoặc thực hiện vô số tác vụ khác.
Bước 1: Thu thập thông tin và kinh nghiệm
Phát triển chuyên môn lập trình và kinh doanh
Tham gia các lớp học lập trình cũng như các khóa học kinh doanh về kế toán, tài chính, tiếp thị và quản lý nguồn nhân lực để có đủ những khiến thức giúp việc thành lập doanh nghiệp của bạn được thuận lợi hơn. Nếu bạn cảm thấy mình có các kỹ năng phù hợp mà không cần lấy bằng đại học, bạn có thể nhận được một công việc tại một công ty phần mềm, nơi bạn có thể được đào tạo và học hỏi kinh nghiệm với một cố vấn phát triển phần mềm.
Làm việc cho một công ty phần mềm với tư cách quản lý
Tăng cường kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp của bạn bằng cách quản lý con người và đưa các sản phẩm phần mềm mới ra thị trường. Đặc biệt chú ý đến nhu cầu của người dùng cuối mà các công ty phần mềm khác không đáp ứng được và tìm hiểu các quy trình tiếp thị sản phẩm.
Lên ý tưởng sản phẩm
Phát triển ý tưởng sản phẩm sáng tạo dựa trên những gì bạn đã học và quan sát được về nhu cầu của khách hàng mục tiêu của bạn. Một khi đã xác định được thị trường phù hợp với ý tưởng sản phẩm của bạn, hãy xem xét việc thành lập doanh nghiệp phần mềm của riêng bạn. Thực hiện các nghiên cứu thị trường để tìm xem có bất kỳ sự cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng nào không. Tham khảo ý kiến, phản hồi về ý tưởng của bạn của các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Đảm bảo rằng ý tưởng sản phẩm của bạn là khả thi, bàn luận với các nhà phát triển phần mềm có kinh nghiệm và thử nghiệm ý tưởng của bạn để xem liệu nó có khả thi hay không trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc của mình vào đó.
Bước 2: Chuẩn bị ra mắt sản phẩm của bạn
Bảo vệ ý tưởng sản phẩm của bạn
Hãy xin cấp các bằng sáng chế và nhãn hiệu cần thiết. Bạn có thể thuê một luật sư sở hữu trí tuệ để xem liệu sản phẩm của bạn có đủ điều kiện để được cấp bằng sáng chế hay không.
Lập một kế hoạch kinh doanh
Viết một kế hoạch mô tả chi tiết mục đích của doanh nghiệp, sản phẩm, đối tượng thị trường, cách mà đối tượng mục tiêu của bạn tiếp cận thương hiệu, sự cạnh tranh của sản phẩm, nhu cầu và kế hoạch tài chính. Đây là một kế hoạch chiến lược sẽ hướng dẫn bạn đạt được các mục tiêu của mình cho doanh nghiệp.
Xác định loại hình kinh doanh của doanh nghiệp của bạn
Điều này sẽ có ý nghĩa đối với cách bạn khai thuế và số tiền bạn sẽ phải trả. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ là công ty một thành viên dễ thành lập nhất và yêu cầu ít giấy tờ nhất. Nếu bạn đang xem xét một loại hình doah nghiệp khác, bạn có thể muốn tham khảo ý kiến của một luật sư chuyên hoặc thuê dịch vụ bên ngoài chuyên tư vấn thành lập công ty để có thể giúp bạn chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với bạn.
Tìm hiểu về các loại giấy phép, thuế và bảo hiểm
Khi bạn xác định được loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, hãy nghiên cứu các yêu cầu của địa phương bạn về việc cấp giấy phép kinh doanh, nộp thuế bán hàng và thuế thu nhập, bảo hiểm trách nhiệm và các yêu cầu khác.
Gây quỹ cho công ty phần mềm của bạn
Phát triển phần mềm đòi hỏi thời gian và nguồn lực. Lập một danh sách đầy đủ về số vốn mà bạn sẽ cần cho hoạt động kinh doanh của mình. Công ty phần mềm là một trong số ít các dự án kinh doanh có thể hoạt động với ngân sách thấp. Tuy nhiên, nó vẫn là một doanh nghiệp và nó cần tiền để tồn tại.
Mua các thiết bị và ứng dụng cần thiết
Trang bị cho nhóm phát triển của bạn máy tính, ứng dụng lập trình, phần mềm lưu trữ dữ liệu, máy chủ và tất cả các công cụ cần thiết để họ có đầy đủ những điều kiện để có thể dễ dàng tạo và phân phối phần mềm. Tìm và thuê không gian văn phòng bằng cách liên hệ một nhà môi giới bất động sản chuyên về bất động sản thương mại.
Thuê các nhà phát triển
Khi tuyển dụng các nhà phát triển, hãy tìm kiếm những ứng viên có các kỹ năng lập trình cần thiết và họ sẵn sàng làm việc trong môi trường khởi nghiệp. Cân nhắc việc cung cấp cổ phần cho những nhân viên chủ chốt trong công ty.
Tạo dòng thời gian phát triển cho sản phẩm
Phân bổ một khoảng thời gian hợp lý cho việc phát triển sản phẩm phần mềm của bạn. Một hệ thống quản lý dữ liệu phức tạp có thể mất nhiều thời gian để phát triển hơn một ứng dụng điện thoại di động đơn giản.
Bước 3: Thử nghiệm và tiếp thị sản phẩm
Kiểm tra sản phẩm của bạn sau giai đoạn phát triển
Hãy thiết lập một quy trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm của bạn. Điều này có thể liên quan đến việc một nhóm nhỏ các nhà phát triển thử nghiệm từng tính năng để nó hoạt động trơn tru trên các hệ điều hành khác nhau hoặc thu hút những người thử nghiệm để tương tác với sản phẩm.
Tập hợp một nhóm người thử nghiệm phiên bản beta
Chọn lọc một nhóm nhỏ người dùng sử dụng sản phẩm của bạn để đánh giá mức độ thân thiện, hiệu quả, độ chính xác và hiệu quả của sản phẩm. Sau đó, hoàn thiện sản phẩm của bạn bằng cách sửa tất cả các lỗi và đồng thời tiến hành kiểm tra lần cuối để đảm bảo chất lượng.
Tiếp thị sản phẩm của bạn
Thuê một công ty tiếp thị hoặc các chuyên gia tiếp thị có kinh nghiệm để làm việc cho công ty của bạn. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong quá trình phát triển sản phẩm để giúp hình thành các quyết định về tính năng, mục đích sử dụng và đối tượng thị trường của sản phẩm.
Đó là những thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bạn, nếu bạn vẫn còn những thắc mắc trong việc thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Công ty tư vấn Quang Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp cho bạn các dịch vụ về tư vấn thành lập công ty, giấy phép kinh doanh và những dịch vụ liên quan khác.
Bài viết cùng chuyên mục
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có nhu cầu tìm hiểu kỹ về vấn đề...
Thủ tục thay đổi cổ đông công ty cổ phần - bạn cần biết
Doanh nghiệp của bạn muốn thay đổi thông tin cổ đông? Bạn đang băn khoăn có cần thông báo việc thay đổi thông...
Những điều cần biết về tăng giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có thể phát sinh việc điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ công ty...
Quy định về giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là một trong những điều doanh nghiệp...
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần - Những điều bạn cần biết
Hiện nay, việc chuyển nhượng cổ phần là nhu cầu thường gặp đối với các công ty cổ phần. Vậy hồ sơ cần chuẩn bị để...
Chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp
Bạn đang thắc mắc liệu có thể thực hiện chuyển đổi kinh doanh hộ cá thể lên công ty doanh nghiệp được không? Hồ...