Cách chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với quy mô và định hướng phát triển của doanh nghiệp đó. Sau khi chuyển đổi doanh nghiệp công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại, công ty chuyển đổi được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. Thành lập công ty trọn gói gửi đến Qúy khách những thpoong tin liên quan sau đây.
Nên đổi loại hình doanh nghiệp khi nào?
Khi doanh nghiệp đang khó khăn về nguồn vốn thì việc tồn tại và phát triển là một thách thức. Doanh nghiệp của bạn sẽ tạm ngừng kinh doanh, giải thể. Bạn có thể chọn một phương án khác là thay đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là phương án giúp nhiều doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, thách thức.
Lưu ý một số loại hình doanh nghiệp không thể chuyển đổi:
- Thực hiện thay đổi thông tin tại các giấy tờ, hồ sơ của công ty;
- Thông báo việc thay đổi loại hình doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan;
- Các thông tin như tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh… có thể thực hiện thủ tục thay đổi đồng thời khi làm thủ tục chuyển đổi loại hình (ngoại trừ thông tin người đại diện pháp luật);
- Phải tiến hành khắc mẫu dấu mới nếu thủ tục chuyển đổi loại hình làm thay đổi nội dung trên con dấu công ty;
- Nếu công ty cổ phần chuyển đổi loại hình do chuyển nhượng vốn thì người chuyển nhượng cổ phần phải đóng thuế TNCN;
- Không được hạch toán chi phí lương của giám đốc vào chi phí doanh nghiệp đối với trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH 2 thành viên/công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên.
- Doanh nghiệp tư nhân không được chuyển thành công ty cổ phần
- Công ty 1 thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần
- Công ty chỉ có duy nhất 2 thành viên không được chuyển lên công ty cổ phần
- Công ty có điều kiện chuyển sang loại hình khác phải chứng minh lại điều kiện đó
- Việc chuyển đổi loại hình chỉ được thực hiện từ DNTN lên TNHH, từ TNHH lên công ty cổ phần, DNTN không thể chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.
Những hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
- Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH từ hai thành viên trở lên (trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho một hoặc một số cá nhân khác) và ngược lại
- Chuyển đổi từ công ty cổ phần sang công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi từ công ty TNHH sang công ty cổ phần và ngược lại
Trường hợp chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên:
- Một cổ đông hoặc thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp tương ứng của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
- Một cổ đông hoặc thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả các cổ đông, thành viên còn lại
- Một người không phải là thành viên hoặc cổ đông nhận chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ số cổ phần hoặc phần vốn góp của tất cả cổ đông hoặc thành viên của công ty
Trường hợp chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần:
- Công ty TNHH có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp công ty TNHH có ít hơn ba thành viên, thì việc thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.
- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân sang công ty TNHH
- Chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên là tổ chức sang công ty TNHH một thành viên là cá nhân (trong trường hợp tổ chức chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân khác)
Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cần:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của: Chủ sở hữu công ty (đối với công ty tnhh mtv ); Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên); Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Điều lệ công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần)
- Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực
- Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự
- Kèm theo một số giấy tờ.
Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên, hồ sơ thay đổi bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng (kèm theo các giấy tờ chứng minh) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sở hữu công ty cho một hoặc một số cá nhân khác;
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp nếu chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác
- Trường hợp chuyển từ công ty cổ phần sang công ty trách nhiệm hữu hạn và ngược lại: Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.
- Sau 5 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tham khảo: bảng giá dịch vụ kế toán
Thời gian thay đổi loại hình doanh nghiệp, công ty
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp (nếu có);
- Danh sách thành viên/cổ đông (nếu có);
- Hồ sơ kê khai thuế TNCN nộp tại cơ quan thuế (nếu có).
Trên là những thông tin thay đổi loại hình doanh nghiệp nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy liên hệ cới chúng tôi công ty Quang Minh chuyên hoạt động tư vấn thành lập công ty uy tín. Với đội ngũ nhân viên tư vấn luât chuyên nghiệp luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư.