Các yêu cầu khi thành lập công ty cho người mới
Thành lập công ty là một trong những quyết định quan trọng trong kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp. Bạn cần nắm rõ những yêu cầu cơ bản về luật doanh nghiệp và các thủ tục cũng như quy trình thành lập. Xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Quang Minh trước khi chính thức hoạt động kinh doanh.
1. Các yêu cầu về chủ thể
Chủ doanh nghiệp phải có các giấy tờ chứng thực như CMND/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu;
Chủ doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật
Chủ doanh nghiệp không thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật như: Công chức, viên chức…
2. Xác định rõ thành viên hoặc cổ đông góp vốn
Vì số thành viên sẽ ảnh hưởng đến loại hình công ty khi thành lập, chính vì vậy mà chủ thể cần xác định rõ số lượng thành viên cũng như số cổ đông trong công ty.
Các thành viên/cổ đông góp vốn là những người có thể quyết định sự tồn tại, phát triển hoặc giải thể doanh nghiệp. Hợp tác được những thành viên/cổ đông đồng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những điều quyết định cho việc thành công của công ty và ngược lại.
3. Điều kiện về lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay, có 4 loại hình công ty phổ biến gồm:Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật);
Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông .
Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân
Lưu ý: Các loại hình công ty đều có thể chuyển đổi qua lại, nên bạn cũng không cần quá đặt nặng về loại hình doanh nghiệp nào. Thông thường, sau khi hoạt động ổn định các chủ thể có thể hoàn toàn chuyển đổi loại hình cho phù hợp hơn nếu như có nhu cầu.
XEM THÊM: Thành lập công ty tại TP.HCM
4. Điều kiện về đặt tên công ty
Về tên công ty, có nhiều quy định về cách đặt tên, nhưng hãy nhó rõ những ý sau:
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng”.
Bạn có thể tham khảo các cách đặt tên cho công ty như đặt tên liên quan đến loại hình kinh doanh, đặt tên phù hợp phong thủy, đặt tên theo tên riêng của người thành lập, đặt tên theo địa phương hoặc vùng miền kinh doanh,... Hoặc cũng có thể đặt tên doanh nghiệp là tên ghép ghép từ các tên Việt và từ tiếng Anh.
Lưu ý : trước khi đăng ký tên doanh nghiệp cần tra cứu tên trước tránh trường hợp nhầm lẫn nêu trên. Sau đó, còn phải thông báo trên cổng thông tin quốc gia veef tên doanh nghiệp.
5. Điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty được xác định gồm: 4 cấp như sau: Số nhà kèm tên đường + tên phường/ xã/ thị trấn + tên quận/ huyện/ thị xã/TP thuộc tỉnh + TP trung ương/ tỉnh”
Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/ nhà chung cư, bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại/ làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê.
6. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Theo quy định, chủ công ty có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động. Chính vì vậy, trước khi thành lập, chủ thể cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm kinh doanh hoặc có điều kiện gì bắt buộc hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định.
7. Điều kiện về vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp. Pháp luật không quy định cần phải chứng minh về vốn khi thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu công ty bạn thuộc trường hợp ngành nghề đăng ký của công ty yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ của công ty lúc này không được thấp hơn mức vốn pháp định này.
Vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài phải nộp hàng năm của doanh nghiệp, bên cạnh đó vốn điều lệ còn là yếu tố xem xét khi các bên đối tác của bạn tham khảo để hợp tác. Chính vì thế mà doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn điều lệ hợp lý.
Bài viết trên đây đã nêu chi tiết những điều kiện để thành lập công ty, mong rằng những kiến thức trên sẽ giúp bạn thực hiện công việc này một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, công ty Quang Minh chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ kế toán uy tín, dịch vụ khái báo thuế,… Luôn là sự lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu.